arrow-up

Top 10 DeFi Token – Top các đồng DeFi token nên đầu tư 2022

Top 10 DeFi Token – Top các đồng DeFi token nên đầu tư 2022
Bá Nghĩa
17/03/2022
09:20 Sáng

DeFi là một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong Crypto, đây cũng là nơi có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng lựa chọng được các token tiềm năng. Trong bài viết bày, Beat Đầu Tư sẽ giúp bạn tổng hợp Top 10 DeFi Token nên đầu tư 2022.

DeFi Token là gì?

“DeFi (Decentralized Finance) được hiểu là tài chính phi tập trung (hay tài chính mở), trong đó các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung”.

Trong đó, DeFi token là coin/token của các dự án DeFi. 

Tiêu chí chọn DeFi Token: 

  • Có khả năng mở rộng và lưu trữ tốt cùng khả năng bảo mật cao.
  • Được hỗ trợ và rót vốn bởi các quỹ hay nhà đầu tư uy tín.
  • Team phát triển dự án có kinh nghiệm, hiểu cách thị trường vận hành. Bản chất DeFi hiện tại đang phát triển khá tương đồng thị trường tài chính truyền thống, do vậy nếu đội ngũ phát triển có kinh nghiệm từ trước là một lợi thế không nhỏ.
  • Dự án định vị đúng trend hiện tại hoặc phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu.
  • Có các sản phẩm, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm người dùng tốt.

Top 10 DeFi Token nên đầu tư

1. Token CRV(nền tảng Curve Finance)

CRV là native token của Curve Finance, được sử dụng với mục đích quản trị là chủ yếu, người nắm giữ CRV có thể tham gia vào các quyết định của nền tảng. Ngoài ra token này cũng được sử dụng là phần thưởng cho những người đóng góp vào hoạt động của nền tảng như khi cung cấp thanh khoản trên Curve, trade kiếm lợi nhuận, …

CRV là gì?

Curve Finance (CRV) được biết đến là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có mô hình hoạt động có nhiều điểm tương đồng với nền tảng UniSwap. Tuy nhiên, Curve không tập trung vào giao dịch giữa token vs token mà dựa vào stablecoin làm cơ sở để trao đổi.

Curve hoạt động theo cơ chế AMM trên chạy trên hệ sinh thái Ethereum, chủ yếu dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các asset tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…). Các giao dịch sẽ không thực hiện dưới dạng Orderbook như sàn CEX mà sẽ được Swap trong một Liquidity Pool (pool thanh khoản).

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng Curve như thời điểm hiện tại, CRV sẽ còn rất nhiều dư địa để phát triển trong tương lai (Hiện TVL thuộc top 1 của thị trường).

2. Token MKR (nền tảng Maker)

Maker (MKR) là nền tảng DeFi được xây dựng dựa trên nền smart- contract của Ethereum. MKR coin được tạo ra nhằm mục đích làm ổn định giá của đồng stablecoin DAI thông qua các hợp đồng thông minh có tên là Collateralized Debt Positions (CDPs). Nền tảng thuộc sở hữu của công ty MakerDAO có trụ sở tại Santa Cruz, California, và thành lập từ năm 2014.

Nhược điểm của Maker trên thị trường hiện nay vẫn là 1 dự án đang phát triển

Nguyên tắc hoạt động của Maker là dựa theo 1 quỹ DAO. Theo đó nguyên tắc này được dùng để kiểm soát về khả năng điều khiển của coin Maker và ổn định về giá trị của Dai. Bên cạnh đó quá trình ổn định có 1 yếu tố cho con người là hội đồng quản trị hàng tuần sẽ họp để thảo luận những hành động được thực hiện và bình chọn bởi mạng lưới rộng lớn. Các cuộc họp này có hiệu lực từ khi tạo ra Coin Maker và chịu phần lớn trách nhiệm trong việc hướng dẫn về sự thành công của đồng tiền điện tử này.

Maker luôn nằm trong top các đồng coin có lượng TVL lớn nhất trên thị trường, ở mức khoảng 15 Tỷ $. Với nhu cầu sử dụng các đồng stablecoin tăng không ngừng, vai trò Maker càng được thể hiện, kéo theo sự tăng trưởng của token MKR của dự án.

3. Token AAVE (nền tảng Aave)

AAVE là native token của nền tảng Aave, được sử dụng chủ yếu trong quản trị cũng như staking kiếm lợi nhuận. AAVE được chuyển đổi trong quá trình di chuyển từ tên gọi LEND sang AAVE với tỷ lệ 100:1. Sự tăng trưởng của token AAVE phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của dự án Aave.

Hệ sinh thái của AAVE

Aave là một giao thức nguồn mở để tạo Thị trường thanh khoản không lưu ký để kiếm lãi từ việc cung cấp và vay tài sản có biến đổi hoặc ổn định … Aave là một nền tảng cho phép vay tiền điện tử phi tập trung. Trên thực tế, đây là giao thức cho vay Defi đầu tiên khi nó ra mắt mainnet đầu tiên của mình với tên gọi ETHlend vào năm 2017. Tiền thân dự án Aave chính là ETHLend.  Việc thay đổi thương hiệu này vào tháng 9 năm 2018 khi phát hành các sản phẩm mới để bổ sung cho toàn bộ trải nghiệm cho vay. Trước đó, ETHLend là một nền tảng Defi cung cấp hợp đồng thông minh cho vay ngang hàng phi tập trung có native token là LEND phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum và sử dụng các đồng tiền kỹ thuật số (digital token) làm tài sản thế chấp

Với vị thế vững chắc của mình trên thị trường của Aave là tiền đề vững chắc cho sự phát triển native token của dự án (hiện TVL ở mức 12 tỷ $)

4. Token ANC (nền tảng Anchor Protocol)

ANC là native token của Anchor Protocol, giao thức mảng Lending trên Terra Blockchain cung cấp lãi suất biến động thấp dựa trên tiền gửi StableCoin Terra (UST). Theo đó, người dùng gửi tiền vào Anchor Protocol sẽ có thể nhận về lãi suất cao, ổn định, rút tiền ngay lập tức và bảo vệ vốn gốc hoặc vay tiền từ nền tảng với lãi suất hấp dẫn. Lãi suất của Anchor Protocol được hỗ trợ bởi một loạt Staking Rewards đa dạng đến từ các Blockchain Proof Of Stake. Do đó, anh em hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng lãi suất của dự án sẽ ổn định hơn nhiều so với lãi suất thị trường tiền tệ.

Các thành phần của giao thức Anchor Protocol
Các thành phần của giao thức Anchor Protocol

Giao thức Anchor tạo nên thị trường bao gồm người cho vay StableCoin của họ và người đi vay StableCoin, dựa trên tài sản thế chấp. Để có thể vay StableCoin, người vay phải khóa tài sản Bonded Assets (bAssets) làm tầi sản thế chấp và vay StableCoin dưới tỷ lệ LTV do Anchor xác định. Hiện nay Anchor chỉ hỗ trợ với LUNA.

ANC chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong trong nửa đầu năm 2022 khi dòng vốn đổ vào hệ sinh thái và nền tảng này rất lớn. Đây là cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của đồng ANC trong tương lai (TVL 13 tỷ $)

5. Token UNI (nền tảng Uniswap)

UNI là native token của dự án Uniswap, sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung (DEX) trên Ethereum. Đây là một giao thức thanh khoản tự động phổ biến được nhiều người lựa chọn, trở thành một trong những sự lựa chọn vô cùng nhanh chóng, tiện lợi. Tại Uniswap các user có thể là những nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) cho bất cứ một pool nào trên Uniswap thông qua việc gửi một giá trị tương đương của token. Từ đó có thể quy đổi thành các token khác trong pool này.

UNI cho phép người sở hữu quyền sở hữu cộng đồng và quản lý giao thức. Các chủ sở hữu UNI điều chỉnh các quyết định của dự án thông qua một quy trình quản lý theo chuỗi. Với sự phát triển của Ethereum nói chung giúp Uniswap có được sự tăng trưởng rất tốt, đây là tiền đề tốt để token UNI tăng trưởng trong tương lai (TVL 7,5 tỷ $)

6. Token INST (nền tảng InstaDapp)

INST được biết đến là token của InstaDapp và đảm nhiệm vai trò trong quá trình quản lý nền tảng. InstaDapp được người dùng sử dụng để bỏ phiếu những đề xuất quản trị cũng như phát triển mở rộng những tính năng của app.

Tương lai của InstaDapp, có nên đầu tư vào đồng coin INST hay không?
Tương lai của InstaDapp, có nên đầu tư vào đồng coin INST hay không?

InstaDapp là 1 nền tảng All-in-one station giúp người dùng tương tác dễ dàng nhất với không gian DeFi thông qua việc kết nối cùng với nhiều giao thức trên thị trường. Với InstaDapp, những tác vụ tại không gian DeFi sẽ đơn giản hóa hết mức và người dùng có thể giao dịch cùng với Kyber Network, Uniswap hay vay trên Compound, MakerDAO ngay tại InstaDapp. (4,6 tỷ $)

7. Token COMP (nền tảng Compound)

COMP là native token của Compound,  giao thức Lending được xây dựng trên Blockchain Ethereum, một nền tảng tài chính phi tập trung (Defi). Compound cho phép người dùng vay và mượn tài sản mã hóa (Crypto Assets) mà không cần thông qua bên thứ ba bất kỳ. Dự án chính là mắt xích quan trọng để giải quyết vấn đề của người thừa tiền muốn kiếm lợi nhuận và người đang cầm tài sản muốn thế chấp để đi vay.

Compound là gì?
Compound là gì?

Compound đã và đang giải quyết hai vấn đề chính sau đây của tài sản Blockchain:

  • Cơ chế vay vốn rất hạn chế. Điều này góp phần làm cho tài sản bị định giá sai (Ví dụ: “Scam Coins” với định giá không thể xác định được).
  • Tài sản chuỗi khối có lợi suất âm, do chi phí lưu trữ và rủi ro tăng đáng kể, ở cả trên sàn giao dịch và ngoại hối, không có lãi suất tự nhiên bù đắp các chi phí đó. Điều này góp phần làm cho tài sản có sự biến động và không ổn định.

Kể từ tháng 5 năm 2020, Compound chuyển sang hình thức gọi là “Quản trị dựa vào cộng đồng”. Về bản chất, điều này có nghĩa là người nắm giữ token COMP có thể đưa ra đề xuất và bỏ phiếu cho các quyết định liên quan đến sự phát triển của dự án. Đây là một token xứng đáng để bạn cân nhắc đầu tư (TVL 6,8 tỷ $).

8. Token CVX (nền tảng Convex Finance)

CVX được biết đến là token của Convex Finance, nền tảng được xây dựng để làm tăng thêm phần thưởng cho người dùng Stake hoặc cung cấp thanh khoản cho CRV – token của Curve. Convex Finance sẽ đơn giản hóa việc Stake trên Curve, cũng như hệ thống lock CRV. Convex Finance có những cải thiện trải nghiệm người dùng với Curve. Convex Finance có thể cung cấp rất nhiều tiện ích dành cho người dùng.

Convex cho phép các LP Curve.fi kiếm được phí giao dịch và yêu cầu CRV tăng cường mà không cần tự lock CRV. Các LP có thể nhận được CRV tăng cường và phần thưởng Liquidity mining với nỗ lực tối thiểu. (TVL 12,5 tỷ $)

9. Token YFI (nền tảng Yearn.Finance)

YFI là native token của dự án Yearn.Finance, nền tảng cung cấp một bộ sản phẩm trong Tài chính phi tập trung (DeFi) như lending, tạo lợi nhuận (yield) và bảo hiểm (Cover) trên Blockchain Ethereum. Giao thức được duy trì bởi các nhà phát triển độc lập khác nhau và được quản lý bởi các chủ sở hữu YFI.

Yearn.Finance như là một ngân hàng kỹ thuật số giúp người dùng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách gửi tiền của mình vào các pool của Yearn.Finance. Sau đó các giao thức của hệ thống sẽ gửi tiền của bạn đi cho vay trên nền tảng cho vay như Aave, Fulcrum, Compound,… với chiến thuật tối đa hóa lợi nhuận nhiều nhất có thể. Bạn được nhận lại các yToken, lãi suất lợi nhuận và phần thưởng nếu có dựa trên các pool và mà hệ thống tự động phân phân phối. (TVL 2,9 tỷ $)

10. Token SUSHI (nền tảng SushiSwap)

SUSHI là native token của SushiSwap,  sàn giao dịch tiền điện tử không tập trung, được xây dựng dựa trên chuỗi khối Ethereum . SushiSwap được tạo ra với mục đích cải tiến cho nền tảng Uniswap,  về hình thức hay chức năng thì SushiSwap đều cơ bản giống với Uniswap và được coi như một phiên bản fork của UniSwap. Nền tảng này sử dụng mô hình Automated Market Maker – tạo thị trường tự động. Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ đổ tiền vào nhóm thanh khoản Liquidity Pool và các trader có thể giao dịch. Theo đó, các nhà cung cấp thanh khoản cũng sẽ nhận được phí cho dịch vụ của họ.

 

Trên đây là tổng hợp top 10 DeFi token nên đầu tư được Beatdautu tổng hợp, mong rằng chúng sẽ có ích cho quá trình nghiên cứu đầu tư của bạn. Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại trang web.

 

Rate this post

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/