arrow-up
Tin Tức

Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng bao gồm các bước nào?

Tin Tức Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng bao gồm các bước nào?
Bá Nghĩa
29/05/2021
15:56 Chiều

Việc vay nợ để tài trợ cho hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng rất nhiều người đã thắc mắc ngân hàng sẽ xử lý như thế nào nếu bị nợ xấu. Hãy cùng tìm hiểu quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng tại bài viết này các bạn nhé.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu là khoản nợ đã quá hạn khi thanh toán lãi và gốc trên 90 ngày. Đối với những khoản nợ xấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những tổ chức tín dụng. Nếu tình trạng nợ xấu này gia tăng sẽ làm mất cân đối nền kinh tế của cả một quốc gia.

Định nghĩa về nợ xấu
Định nghĩa về nợ xấu

Theo tìm hiểu về các quy định tại những Ngân hàng, nợ xấu là các khoản nợ được Ngân hàng phân loại ở nhóm 3 (nhóm kém chất lượng), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Thông tin này được quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản cho vay vào các nhóm phù hợp.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ cần thuộc 2 yếu tố sau là bạn đã mắc nợ xấu:

  • Nợ quá hạn mà trên 3 tháng (tức là 90 ngày)
  • Nguy cơ trốn nợ được đánh giá là đáng lo ngại

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Vay 1 tỷ mỗi tháng trả bao nhiêu?

Nợ xấu ngân hàng bao gồm bao nhiêu nhóm?

Căn cứ vào các yếu tố như thời gian chậm thanh toán, dư nợ… Nợ xấu của các ngân hàng được chia thành 5 nhóm theo quy định của Hệ thống CIC như sau:

  • Nợ xấu nhóm 1: Áp dụng cho số dư đủ điều kiện. Tức là các khoản nợ được trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp chậm thanh toán từ 1 đến 10 ngày, khách hàng vẫn thuộc nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt do thanh toán quá hạn.
  • Nợ xấu nhóm 2: Nợ xấu nhóm 2 được xếp vào nợ cần chú ý. Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Nợ xấu nhóm 3: Là nhóm nợ dưới chuẩn, áp dụng cho số dư nợ trả chậm từ 91 đến 180 ngày.
  • Nợ xấu nhóm 4: Nhóm nợ khó đòi, có dư nợ chậm trả từ 181 đến 360 ngày. Khách hàng rơi vào nợ nhóm 4 được coi là có khả năng cao không thu hồi được.
  • Nợ xấu nhóm 5: Nợ quá hạn trên 360 ngày. Có rủi ro cao là không thể thu hồi cả khối và lợi nhuận.

Khách hàng mà có nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 vẫn có thể được hỗ trợ vay trả góp tại một số ít ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chẳng may người đi vay rơi vào nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì mặc nhiên không có ngân hàng hay công ty tài chính nào chấp nhận hỗ trợ cho bạn.

 

Advertisement




Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng

Thông thường mỗi ngân hàng sẽ có một bộ phận thu hồi nợ, các khoản nợ quá hạn sẽ do bộ phận này phụ trách. Quá trình thu hồi nợ quá hạn phải đồng thời tuân thủ cả hai nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc thu hồi nợ do Ngân hàng Nhà nước công bố
  • Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành trong nội bộ từng ngân hàng
Quy trình xử lý nợ tại các ngân hàng
Quy trình xử lý nợ tại các ngân hàng

Quá trình xử lý nợ quá hạn còn phụ thuộc vào việc khách hàng thuộc nhóm nợ nào.

  • Bước 1: Liên hệ với khách hàng thông báo nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng trả nợ. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn thì có thể phản ánh với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
  • Bước 2: Nếu sau khi liên hệ mà khách hàng không có ý định trả nợ, hoặc cố tình không nghe điện thoại thì bộ phận thu hồi nợ sẽ liên hệ theo số điện thoại tham khảo là người thân, hoặc công ty đã ghi chú trong hồ sơ cho vay để nhắc nợ quá hạn.
  • Bước 3: Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng hình thức thu nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ. Bước này dành cho những người có nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5).
  • Bước 4: Trong trường hợp khách hàng tiếp tục chay ì, nợ quá hạn nhóm 5, các ngân hàng sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
  • Bước 5: Tiến hành lưu hồ sơ nợ xấu trên CIC hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay sau này.

Như vậy thì bạn đã biết rõ hơn về các bước thực hiện khi có nợ quá hạn. Mong rằng các bạn khi vay nợ nên trả đúng hạn.

Có thể bạn quan tâm: Phương thức thanh toán TT trả sau là gì? Ưu – nhược điểm

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nợ xấu là nợ vay quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đã biết về cách xử lý nợ xấu của ngân hàng thì hãy đến ngay với phần sau của bài viết để hiểu được cách thức thu hồi nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn trả mà khách hàng không trả được đúng hạn. Điều này ảnh hưởng đến ngân hàng và lúc này bạn sẽ bị đưa vào nhóm nợ quá hạn.

Định nghĩa về nợ quá hạn
Định nghĩa về nợ quá hạn

Nợ quá hạn thường được chia thành 2 loại:

  • Cho vay quá hạn có tài sản đảm bảo: Là những khoản cho vay có tài sản đảm bảo nhưng khi đến hạn vẫn chưa có tài sản đảm bảo. Đối với những khoản vay cầm cố quá hạn, rất có thể phải thanh lý tài sản để bù vào khoản nợ.
  • Nợ quá hạn không cần tài sản đảm bảo: Các khoản vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo nhưng khi đến hạn vẫn không trả được. Đối với những khoản vay này, khách hàng vay sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu và ngân hàng dễ mất vốn.

Nếu trong quá trình vay, khách hàng gặp vấn đề về tài chính. Khi đó bạn nên thông báo với ngân hàng để gia hạn thời gian, không để quá hạn. Vì khi đó sẽ để lại rất nhiều hệ lụy và hình phạt khá nặng.

Các cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng để thu hồi nợ quá hạn

Các khoản vay quá hạn do khách hàng không có khả năng thanh toán. Nhưng thay vì thông báo đến ngân hàng để thương lượng, nhiều người lại chọn cách biến mất. Điều này hoàn toàn không hiệu quả, và cuối cùng bạn sẽ gây thêm thiệt hại cho chính mình. Vì ngân hàng sẽ đưa ra những giải pháp khắc khe hơn.

  • Bước 1: Gọi điện cho người vay để thông báo về khoản vay.
  • Bước 2:Thông báo cho cơ quan, công ty nơi bạn đang làm việc để ngân hàng hỗ trợ thu hồi nợ.
  • Bước 3: Giao cho bên thứ ba thu hồi nợ.
  • Bước 4: Giao toàn bộ để giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Lưu lịch sử nợ xấu trên CIC.

Những thiệt hại khi bị “dính” vào nợ xấu

Trong các nhóm nợ xấu đó, chỉ có nhóm 1 là an toàn, khách hàng mà thuộc nhóm này thường được vay tín chấp, thế chấp tại bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng nào nhưng vẫn bị khá hạn chế.

Hậu quả khi bị nợ xấu
Hậu quả khi bị nợ xấu

Đối với những khách hàng bị nợ xấu nhóm 2, tùy từng ngân hàng cũng như công ty tài chính sẽ có những quy định riêng. Một số tổ chức vẫn có thể hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 như FE Credit, Home Credit, Standard …

Không có ngân hàng nào có thể hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2, nhưng nếu bạn chứng minh được lý do chậm trả thì không phải do nợ xấu của bản thân họ hoặc vì một số lý do khách hàng sẽ được xem xét.

Đối với nhóm nợ xấu từ 3 đến 5 thì chắc chắn không có ngân hàng hay công ty tài chính nào hỗ trợ bạn vay.

 

Advertisement




Làm thế nào để có thể tránh được tình trạng nợ xấu?

Tốt nhất, bạn không nên đợi đến khi mắc nợ khó đòi mới tìm cách xóa sổ. Nhưng hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kế hoạch rõ ràng cho khoản vay của mình.

Lập kế hoạch thanh toán nợ theo đúng quy định để không bị nợ xấu
Lập kế hoạch thanh toán nợ theo đúng quy định để không bị nợ xấu
  • Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vay tiền, đảm bảo khả năng tài chính của mình có thể trả được lãi và gốc từng lần.
  • Bạn nên hiểu rằng tất cả  ngân hàng đều sử dụng chung hệ thống tín dụng CIC nên nếu bạn có nợ xấu ở ngân hàng này, ngân hàng khác vẫn có thể tra cứu và từ chối cho bạn vay. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian của bạn và tập trung vào việc tạo ra một lịch sử tín dụng tốt.
  • Trong quá trình thanh toán nợ ngân hàng, khách hàng hãy sử dụng các kênh trích nợ tự động, điều này sẽ giúp tránh được tình trạng quên trả dẫn đến nợ xấu.

Có thể bạn quan tâm: So sánh tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Từ bài viết trên của Beat Đầu Tư đã giúp bạn tham khảo chính xác quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó còn nêu ra những thiệt hại khi gặp tình trạng nợ xấu và cách phòng ngừa. Mong rằng khách hàng đang đã và đang vay nợ sẽ nhìn rõ được quy trình thực hiện của ngân hàng, từ đó sắp xếp quá trình thanh toán cho tốt nhất.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/