arrow-up
Tin Tức

Giải đáp: “Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?”

Tin Tức Giải đáp: “Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?”
Bá Nghĩa
01/06/2021
22:10 Chiều


Trong vài năm trở lại đây, hàng trăm văn phòng công chứng được lập ra để phục nhu cho nhu cầu công chứng của người dân. Chỉ riêng ở thành phố Hà Nội đã có đến hơn 100 văn phòng công chứng mở ra tại các quận trên địa bàn. Thế nhưng, có một điều mà nhiều người hay thắc mắc là văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé.

Tìm hiểu khái niệm văn phòng công chứng 

Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì văn phòng công chứng là một trong những đơn vị, tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực công chứng. Không chỉ vậy, nơi này còn được xem như một tổ chức dịch vụ công. Vận hành theo thể chế, nguyên tắc của luật công chứng.

Mỗi một văn phòng công chứng đều có con dấu của riêng mình để tránh nhầm lẫn với các đơn vị khác. Nó cũng có tài khoản ngân hàng riêng và không bị phụ thuộc tài chính vào bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào.

Đơn vị này hoàn toàn độc lập về tài chính và nguồn tiền giúp văn phòng hoạt động chính là phí và thù lao khi công chứng của người dân. Đây cũng là một trong các kiến thức bạn cần biết ngoài việc tìm hiểu văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không.

Ngoài ra, theo quy định của Pháp luật thì chỉ có hai hình thức tổ chức được phép hành nghề công chứng. Đó là:

  • Phòng công chứng: Có trụ sở, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng và được chính UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập
  • Văn phòng công chứng: Có từ hai công chứng viên trở lên, có con dấu, trụ sở và tài khoản ngân hàng riêng. Đây là văn phòng của tư nhân đã được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Số tài khoản Agribank có bao nhiêu số? Kiểm tra như thế nào?

 

Advertisement




Quyền, nghĩa vụ và điều kiện để mở văn phòng công chứng

Bên cạnh việc quan tâm đến văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không, bạn cũng nên chú ý đến các điều kiện để văn phòng được phép hoạt động. Theo như quy định thì văn phòng công chứng sẽ phải do công chứng viên thành lập và chia thành hai hình thức:

  • Trường hợp là một công chứng viên thành lập thì sẽ được xem là doanh nghiệp tư nhân.
  • Trường hợp từ hai công chứng viên trở lên mở văn phòng được xem là công ty hợp danh và người khác có thể góp vốn vào.

Trưởng văn phòng là người đại diện cho đơn vị và đồng thời cũng phải là công chứng viên. Không chỉ vậy, văn phòng công chứng phải đáp ứng được quyền và các nghĩa vụ sau:

Mở văn phòng công chứng cần đáp ứng điều kiện gì?
Mở văn phòng công chứng cần đáp ứng điều kiện gì?

Về quyền lợi

Đơn vị hành nghề công chứng có quyền được thu phí thù lao công chứng và các chi phí khác của người dân. Tuy nhiên, mức phí này không được quá đắt và phải có biểu giá rõ ràng.

Văn phòng công chứng được phép cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ làm việc hành chính của cơ quan nhà nước. Mục đích là để đáp ứng nhu cầu công chứng tăng cao của người dân.

Về nghĩa vụ

Văn phòng công chứng phải thực hiện đầy đủ chế độ làm việc theo giờ và ngày của các cơ quan hành chính. Thường là làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và có thể là cả sáng thứ 7.

Đơn vị cần niêm yết rõ ràng thời gian làm việc, thủ tục ở cửa để khách đến làm công chứng nắm rõ. Bảng nội quy cũng cần phải để ở nơi khách có thể nhìn thấy để tránh vi phạm các quy định khi đi công chứng.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ Vietcombank có chuyển khoản cho Agribank được không 2021?

Một số chức năng của văn phòng công chứng

Chức năng của văn phòng công chứng
Chức năng của văn phòng công chứng

Chức năng chính của văn phòng công chứng là xác thực và chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ. Nó có thể hợp đồng mua bán, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu….

Ngoài ra, với các bên tham gia giao dịch hợp đồng dân sự tại văn phòng công chứng. Đơn vị này có nhiệm vụ trợ giúp việc giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn và không vi phạm pháp luật. Đây cũng là một điều mà bạn cần biết ngoài văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không.

Văn phòng công chứng có vai trò giảm bớt các gánh nặng cho Nhà nước về khối lượng công việc liên quan đến vấn đề này. Đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình phát huy nguồn lực pháp lý trong xã hội và đẩy mạnh pháp chế chủ nghĩa.

 

Advertisement




Văn phòng công chứng làm việc vào lúc nào?

Theo như nghĩa vụ đã nêu ở trên, văn phòng công chứng phải làm việc theo đúng ngày và giờ hành chính do Nhà nước quy định. Ngoài ra, đơn vị này cũng có thể làm việc vào buổi sáng hoặc cả ngày thứ 7 để phục vụ nhu cầu công chứng của người dân.

Không chỉ làm việc ngày cuối tuần, một số văn phòng còn cung cấp dịch vụ công chứng tận nhà để thêm phần thuận tiện. Nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

Thời gian làm việc của văn phòng công chứng
Thời gian làm việc của văn phòng công chứng

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng nên kiểm tra lịch hoạt động của văn phòng công chứng tại địa phương mình khi muốn công chứng giấy tờ. Thường thì những nơi này sẽ mở cửa từ 7h30 sáng và kết thúc làm việc vào 17h chiều

Ngoài ra, văn phòng công chứng cũng không làm việc vào các đợt nghỉ lễ lớn như Tết, 30/4 – 1/5 hoặc Quốc Khánh. Bởi đây là thời gian nghỉ của các cơ quan hành chính nhà nước nên văn phòng sẽ không hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Ngân hàng BIDV có làm việc thứ 7 không?

Chắc hẳn qua bài viết trên, quý độc giả đã tìm ra đáp án cho câu hỏi văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không. Hy vọng thông tin Beat Đầu Tư trong bài sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn phòng công chứng và những thắc mắc xoay quanh đơn vị này.

5/5 - (4 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/