arrow-up
Coin

AMM là gì? Tìm hiểu về Automated Market Maker (AMM) từ A-Z

Coin AMM là gì? Tìm hiểu về Automated Market Maker (AMM) từ A-Z
Bá Nghĩa
21/10/2021
22:30 Chiều

Tính thanh khoản luôn là yếu tố hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động của một sàn giao dịch tiền điện tử. Trong vòng 2-3 năm trở lại đây ngày càng nhiều các nền tảng hoạt động như một nhà tạo lập thị trường tự động AMM ra đời. Tuy nhiên chắc chắn vẫn chưa thực sự nhiều người thực sự hiểu rõ AMM là gì. Vì lẽ đó trong bài viết hôm nay, Beat Đầu Tư đã tiến hành tổng hợp những kiến thức cơ bản cần biết nhất về AMM (Automated Market Maker).

AMM là gì?

AMM hay Automated Market Maker là thuật ngữ dùng để chỉ công cụ vụ giúp đem lại tính thanh khoản tự động ảnh trên các sàn giao dịch. Mô hình giống như một sàn giao dịch hoạt động theo hướng phi tập trung khắc phục nhược điểm còn tồn tại ở các sản tập trung hiện nay.

AMM ra đời trong bối cảnh ngành công nghiệp tiền điện tử ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng. Một số sàn giao dịch lớn như Binance, Coinbase, Huobi phục vụ khá tốt nhu cầu của trader Crypto. Thế nhưng, trong quá trình tiếp cận dịch vụ, trader vẫn gặp phải một số rào cản nhất định.

AMM là gì?
AMM là gì?

Việc cơ bản, công nghệ blockchain đem đến cho người dùng một môi trường bảo mật và hoàn toàn ẩn danh. Tuy nhiên cuối các sàn giao dịch tập trung, tính ẩn danh lại chưa hề có. Bởi thông quá trình tạo lập tài khoản, người dùng vẫn có thể cung cấp thông tin cá nhân và tiến hành bước xác minh danh tính bắt buộc. Vì thế nếu muốn, người ta vẫn có thể truy ra nguồn gốc giao dịch và danh tính của người thực hiện.

Với các nền tảng xây dựng theo mô hình AMM đảm bảo tính bảo mật và riêng tư tuyệt đối cho người dùng. Vì khi đó, người dùng sẽ chỉ cần kết nối ví lưu trữ chữ với nền tảng thanh khoản tự động mà không cần cung cấp bất kỳ một thông tin nào cả.

Ngoài ra, tính bảo mật trên các nền tảng AMM còn được người dùng đánh giá rất cao. Chưa có sự cố là quá lớn gây thiệt hại như một số vụ hack sàn xảy ra trên sàn phi tập trung AMM.

Có thể bạn quan tâm: Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi

 

Advertisement




Cơ chế hoạt động Automated Market Maker

AMM hoạt động dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học định giá thay vì về dựa vào một số lệnh như sàn giao dịch tập trung.

AMM hoạt động dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học định giá
AMM hoạt động dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học định giá

Ở các sàn giao dịch thông thường, giá mua bán bán đều là do người dùng đặt ra. Lệnh sẽ chỉ được khớp khi có người đồng ý mua hoặc bán với giá đó. Có nghĩa lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn.

Thế nhưng với những nền tảng AMM, lệnh giao dịch gần như sẽ được khớp ngay lập tức. Một thuật toán đặc biệt có nhiệm vụ tính toán mức giá cơ sở ở và điều chỉnh theo thực tế.

Đối với giao thức Uniswap, giá luôn tính toán theo công thức k = X × Y. Trong công thức này, x đại diện cho thanh khoản nhóm thứ nhất, y đại diện cho thanh khoản nhóm thứ hai, k luôn là một hằng số không đổi. Điều đó có nghĩa tổng thanh khoản không bao giờ thay đổi.

Hiểu cho chính xác thì AMM không hề tồn tại bất kỳ lệnh mua hoặc bán nào cả. Cơ chế hoạt động của AMM thực tế rất đơn giản, chỉ là đơn thuần người dùng gửi tiền vào nhóm thanh khoản (pool) có chứa hai loại tiền điện tử bất kỳ. Khi người dùng rút hoặc nạp tiền vào pool sẽ làm thay đổi tỷ lệ các loại tiền, từ đó máy sẽ tính toán và tác động đến giá của đồng tiền cũng thay đổi theo. Điều này cũng giống với việc áp dụng quy luật cung cầu khi trao đổi giữa 2 vậy phẩm bất kỳ

Tham khảo thông tin chi tiết: Crypto là gì? Tìm hiểu về thị trường Cryptocurrency từ A – Z

Ví dụ: Trên thị trường cần giao dịch 2 đồng tiền là USDT và DAI, người tạo lập thị trường và người dùng tạo ra Pool thanh khoản bằng cách đưa và đó 1000 đồng USDT và 1000 đồng DAI. Khi một trader muốn giao dịch đổi 100 đồng DAI của mình để lấy USDT, tỉ lệ trong Pool lúc này là 1 – 1 nên trader đó được rút ra 100 USDT tương ứng. 100 DAI sẽ được bổ sung vào Pool, đồng thời 100 USDT bị rút ra

=> trong Pool có 1100 DAI và 900 USD, điều này thay đổi tỉ lệ giữ chúng, USDT có thể tăng giá.

Tiếp đó, người trader muốn tiếp tục đổi DAI để lấy USDT tuy nhiên tỷ lệ đã khác, người đó cần cho vào Pool 110 DAI để lấy 90 USDT, tỉ lệ 2 đồng tiền trong Pool lại thay đổi.

=> khi tỷ lệ thay đổi, thị trường có thể nhận ra sự xuống giá của DAI và đặt lệnh, điều này giúp cho tỷ lệ của Pool trở về cân bằng.

Dĩ nhiên với ví dụ bên trên thì khối lượng tiền ít nên tỉ lệ thay đổi là rất lớn, tuy nhiên đối với các thị trường với Pool lớn thì tỉ lệ này sẽ có sự điều chỉnh từ thị trường.

Hiểu đúng về pool thanh khoản

AMM chỉ có thể hoạt động khi khi có một nguồn cung thanh khoản. Hiểu đơn giản thì phải có người dùng cung cấp hai loại tiền điện tử vào một nhóm pool, từ đó hình thành nhu cầu trao đổi. Khi đóng góp tiền điện tử vào nhóm thanh khoản, người dùng sẽ được hưởng một mức lãi nhất định (Mức trung bình trên thị trường là khoảng 0.3%).

Việc trả phí cho người khi tham gia đóng góp tài sản thanh khoản an đã phá vỡ thế độc quyền của các sàn giao dịch. Bên cạnh đó, cơ chế kích thích nhu cầu trao đổi trong nhóm pool thanh khoản sẽ cho một số loại tiền điện tử thử chưa phổ biến có cơ hội tiếp cận đông đảo với người dùng hơn.

 

Advertisement




Ưu và nhược điểm của AMM

AMM sở hữu nhiều điểm đột phá nhưng nó vẫn tồn tại một vài nhược điểm cần cải thiện. Vậy nên, những mô hình giao dịch theo kiểu AMM vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cho sàn giao dịch truyền thống.

Ưu điểm

Ưu điểm của AMM nằm ở tính ẩn danh, giao dịch tự động, bảo mật, thông tin minh bạch.

  • Tính ẩn danh
AMM có tính ẩn danh cao
AMM có tính ẩn danh cao

Người dùng hoàn toàn không phải đăng ký tài khoản, cung cấp thông tin cá nhân và xác minh danh tính. Thay vào đó, bạn chỉ cần sở hữu một tài khoản ví điện tử là đã có thể kết nối với sàn AMM, mọi thông tin đều ẩn tan hoàn toàn.

  • Giao dịch hoàn toàn tự động

Mọi giao dịch trên AMM đều thực hiện hoàn toàn tự động. Vì thế người dùng không cần phải chờ thời gian khớp lệnh. Thay vào đó, trader chỉ cần lựa chọn loại coin muốn giao dịch, ngay sau đó giao dịch sẽ được thực hiện tự động.

  • Bảo mật cao

Quá trình trao đổi coin diễn ra trực tiếp. Sẽ được chuyển thẳng vào ví lưu trữ đã kết nối của người dùng. Sàn AMM hoàn toàn không giữ coin của người dùng. Vì thế người dùng hoàn toàn không phải lo lắng nguy cơ bị hack như khá lưu trữ trên sàn giao dịch.

Có thể bạn quan tâm: Sàn BKEX là gì? Thông tin chi tiết về sàn BKEX mới nhất 2021

  • Thông tin minh bạch

Mọi giao dịch thực hiện trên AMM đều sẽ được lưu lại vào sổ cái blockchain. Chúng không thể bị thay đổi I nếu không có sự đồng ý của của toàn bộ hệ thống nút xác thực. Thông tin lưu lại trên tay mang tính vĩnh viễn, không thể bị thao túng bởi một ai. Điều này cũng đồng nghĩa Không một ai có thể giao dịch gian lận.

Nhược điểm

Mức trượt giá cao, phí giao dịch đất đỏ và vẫn còn tồn tại mất mát vô thường chính tả bài văn được điểm chính của AMM.

  • Mức trượt giá cao

AMM có thể cải thiện tính thanh khoản rất tốt nhưng nhưng nó lại chưa thể cải thiện được mức trượt giá cao sao. Đơn cử như khi bạn lấy quá nhiều một loại tiền mã hóa nào đó, đương nhiên giá cả của chúng sẽ tăng lên.

Mức trượt giá trên nền tảng AMM vẫn còn lớn
Mức trượt giá trên nền tảng AMM vẫn còn lớn

Theo công thức k = X× Y thì giá trị của k không đổi. Chính vì thế X và Y phải luân phiên tăng giảm cho nhau, anh sẽ không bao giờ cùng tăng hoặc giảm. Nhờ vào đặc điểm này, AMM thúc đẩy người dùng tham gia gửi tiền vào nhóm thanh khoản.

  • Tổn thất vô thường (Impermanent Loss)

Tình trạng này rất hay xảy ra với người đã gửi tiền vào nhóm pool thanh khoản. Impermanent Loss là hiện tượng khi giá trị của các mã thông báo bên trong một Pool thanh khoản khác với giá trị của các mã thông báo tương tự bên ngoài nhóm. Điều này là do các công thức AMM ưu tiên cân bằng tỷ lệ, dẫn đến giá trị tài sản của bạn có thể khác với giá trị thực tế của nó bên ngoài nhóm thanh khoản. Nếu bạn giao dịch các mã thông báo của mình ra khỏi Pool thanh khoản, bạn sẽ bị thua lỗ.

Xu hướng giá cả thay đổi, người dùng sẽ lựa chọn rút ra loại tiền giá cao, bỏ vào loại tiền giá trị thấp. Điều này khiến pool thỉnh thoảng hoạt động không hiệu quả.

  • Phí giao dịch cao

Phần lớn các sàn AMM hiện đều triển khai trên Ethereum. Phí gas trên Ethereum ngày một đắt đỏ, đặc biệt là khi mạng rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Phí giao dịch hàng chục USD thực sự quá đắt đỏ.

Tổng kết

Các nền tảng AMM cho phép người dùng giao dịch với tính ẩn danh cao, cách thức tiếp cận dễ dàng. Nhược điểm của những mô hình này lại làm bút vẫn còn cao, độ trượt giá lớn. Mong rằng sau vẫn chia sẻ của Beat Đầu Tư, mọi người đã có thêm kiến thức thông tin bổ ích!

4/5 - (9 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/