arrow-up

Giá tham chiếu là gì? Toàn tập kiến thức về giá tham chiếu

Giá tham chiếu là gì? Toàn tập kiến thức về giá tham chiếu
Bá Nghĩa
07/01/2021
20:58 Chiều

Trên bảng điện tử của mỗi sàn giao dịch chứng khoán luôn có nhiều thông số về giá. Chẳng hạn như giá tham chiếu, giá mở phiên, giá chốt phiên, giá trần. Trong đó giá tham chiếu được xem như cơ sở quan trọng để nhà đầu tư phân tích, so sánh. Vậy chính xác giá tham chiếu là gì? Làm thế nào tính toán? Bài tổng hợp ngày hôm nay của Beat Đầu Tư hy vọng có thể giúp bạn hiểu chi tiết giá tham chiếu chứng khoán là gì.

Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu đơn giản là giá chốt phiên tính tại phiên giao dịch gần nhất. Chẳng hạn như cổ phiếu HCV chốt phiên giao dịch ngày 6/12/2021 với mức giá 38.000 VND. Vây đây chính là mức giá tham chiếu của cổ phiếu HCV trong phiên giao dịch ngày 7/12/2021.

Giá tham chiếu là gì? 
Giá tham chiếu là gì?

Cách tính giá tham chiếu tại sàn HOSE, HNX và UPCOM không hoàn toàn giống nhau. Do đó, khi giao dịch cùng lúc trên 3 sàn này, bạn cần chú ý khi tìm hiểu cách tính toán.

Cách tính giá tham chiếu trên sàn HOSE, HNX và UPCOM

Sàn HOSE, HNX và UPCOM áp dụng cách tính toán tại tham chiếu có đôi chút khác biệt. Bởi quy định giữa 3 sàn này từ trước đến nay đều đi theo hướng riêng.

Cách tính giá sàn trên sàn UPCOM khác biệt hơn cả so với sàn HOSE và sàn HNX
Cách tính giá sàn trên sàn UPCOM khác biệt hơn cả so với sàn HOSE và sàn HNX

Giá tham chiếu trên sàn HOSE

Giá tham chiếu của tất cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được tính ảnh là mức giá chốt phiên của phiên giao dịch gần nhất. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, các tính giá tham chiếu trên blockchain điều áp dụng cho tất cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE.

Giá tham chiếu trên sàn HNX

Giá tham chiếu trên sàn HNX Index được tính là giá chốt phiên của ngày giao dịch trước đó. Nhìn chung cách tính toán này không khác biệt quá lớn so với sàn HOSE.

Giá tham chiếu trên sàn UPCOM 

Giá tham chiếu trên sàn UPCOM bằng chính mức bình quân gia quyền theo giá giao dịch, tiến hành bằng cách khớp lệnh liên tục trong ngày giao trước đó. Riêng với sàn UPCOM, cách tính giá tham chiếu lại khác biệt hơn cả so với 2 sàn còn lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giá trần là gì? Cách tính mức giá trần chứng khoán chính xác

Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu?

Khi chưa hiểu rõ giá tham chiếu chứng khoán là gì hay giá tham chiếu cổ phiếu là gì, không ít người vẫn còn nhầm lẫn với giá mở cửa. Hai mức giá này về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Trong một số trường hợp chúng có thể trùng nhau nhưng thời điểm xác định giá lại trái ngược nhau.

Giá mở cửa cho biết mức giá đầu tiên được khớp trong ngày giao dịch
Giá mở cửa cho biết mức giá đầu tiên được khớp trong ngày giao dịch

Trong phần định nghĩa mức giá tham chiếu là gì, bạn đã biết rằng đây là mức giá chốt phiên hay giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên giá mở cửa lại là giá đầu tiên được khớp trong ngày giao dịch.

Giá mở cửa luôn bao gồm hai loại giá, đó là giá mua và giá bán. Chúng sẽ được xác định theo cơ chế đấu giá. Tại cùng một thời điểm thường có nhiều người cùng mua hoặc bán nên người ta cần tiến hành đối chiếu giá mua, giá bán.

>>> Có thể bạn quan tâm: [Tổng hợp] Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi đầu tư mới nhất

Tìm hiểu về giá trần và giá sàn

Ngoài việc tìm hiểu tính chất giá tham chiếu là gì, bạn còn phải nắm rõ định nghĩa về giá trần và giá sàn. 

Giá trần 

Là mức giá tối đa nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán các sản phẩm chứng khoán trong một ngày giao dịch. Giá trần được tính toán theo công thức:

Công thức tính toán giá trần
Công thức tính toán giá trần

Giá sàn

Mức giá tối thiểu nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán các thành phần chứng khoán trong ngày giao dịch. Để tính toán giá sàn, người ta sử dụng công thức:

Công thức tính toán giá sàn
Công thức tính toán giá sàn

Lưu ý rằng biên độ dao động trong 2 công thức trên thay đổi theo từng loại hình chứng khoán. Ngoài ra, sàn HOSE, HNX và UPCOM cũng áp dụng biên độ giá khác nhau. Cụ thể, bạn hãy tham khảo bảng biên độ giá dưới đây.

Bảng biên độ dao động giá của sàn HOSE, HNX và UPCOM
Bảng biên độ dao động giá của sàn HOSE, HNX và UPCOM

Quy ước thể hiện giá tham chiếu trên bảng giá điện tử

Thực tế, không có một quy ước thể hiện giá tham chiếu chung nào cả. Thay vào đó, mỗi sàn giao dịch, công ty chứng khoán lại áp dụng cách hiển thị giá tham chiếu riêng trên bảng điện tử.

Giá tham chiếu trên bảng điện tử tại sàn HOSE 
Giá tham chiếu trên bảng điện tử tại sàn HOSE

Đối với sàn HOSE và HNX, giá tham chiếu trên bảng điện tử chính là cột giá màu vàng. Đồng thời, nằm trước cột giá trần màu tím và giá sàn màu xanh.

Giá tham chiếu trên bảng điện tử tại sàn HNX  
Giá tham chiếu trên bảng điện tử tại sàn HNX

Bên cạnh đó tại một vài công ty chứng khoán, chỉ số tăng hoặc giảm của giá cổ phiếu thu lại được thể hiện theo màu xanh đỏ. Trong đó, màu xanh cho biết giá tăng, khi màu xanh càng đậm thì giá lại càng tăng mạnh. Còn màu đỏ lại phản ánh tình trạng giá giảm, màu đỏ càng đậm lại càng cho thấy giá giảm mạnh. CE (Celling) thể hiện cho mức giá trần, FL (Floor) thể hiện cho mức giá sàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giá khớp lệnh là gì? Cách khớp lệnh chứng khoán từ A-Z

Giá tham chiếu là gì? Bạn chỉ cần nhớ rằng đây là mức giá đóng cửa hay chốt phiên của phiên giao dịch trước đó. Giá tham chiếu giống như cơ sở để nhà đầu tư tham khảo, so sánh giá, phân tích xu hướng. Từ cơ sở đó, bạn có thể hoạch định một chiến lược giao dịch phù hợp, giảm bớt phần nào rủi ro.

5/5 - (2 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/