arrow-up

Tổng quan hệ sinh thái Ethereum (Ethereum Ecosystem) và những mảnh ghép quan trọng 2022

Tổng quan hệ sinh thái Ethereum (Ethereum Ecosystem) và những mảnh ghép quan trọng 2022
Bá Nghĩa
09/01/2022
21:34 Chiều

Ethereum là gì?

Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain, có khả năng thực thi các hợp đồng thông minh (Smart Contract). Trong Smart Contract, các điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể can thiệp vào. Ethereum cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs). 

Một số thuật ngữ:

  • Ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ duy nhất mà được lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
  • Tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dựa trên một bộ quy tắc được mã hóa bằng code. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs. Các thành viên khi tham gia DAOs sẽ có phần thưởng để khuyến khích tham gia vận hành DAOs.

Ethereum lần đầu được Vitalik Buterin lên ý tưởng vào năm 2013, ý tưởng này đã được tác giả đề xuất giải pháp cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer). Vitalik đã đưa ra giải pháp cho phép MasterCoin có thể hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng hơn mà không cần phải thêm các tính năng phức tạp. Tuy nhiên thật tiếc khi những giải pháp này không được áp dụng.

 

Advertisement




Ưu điểm của Ethereum 

Bất chấp sự phát triển của các mạng blockchain thay thế, các ứng dụng phi tập trung (dApps) hầu như chỉ tồn tại trên blockchain Ethereum. Máy ảo Ethereum (EVM) là động lực chính của xu hướng này, với các bộ công cụ phát triển và mẫu ứng dụng phục vụ để liên tục cải thiện trải nghiệm của nhà phát triển. Kết hợp, những công cụ này cho phép phát triển bất kỳ ứng dụng nào thiếu nền tảng của riêng nó.

Mạng Ethereum hiện đang thống trị sự phát triển của dApp vì một số lý do:

  • Ethereum triển khai một giao diện phát triển giúp giảm thời gian lập trình và giúp khởi chạy nhanh các dự án. 
  • Cộng đồng nhà phát triển Ethereum đã phát triển đáng kể kể từ khi ra mắt nền tảng. Và Ethereum vẫn giữ được các hiệu ứng mạng đáng kể từ liên minh toàn cầu của các nhà công nghệ, những người vẫn cam kết duy trì mạng và tích cực phát triển tài nguyên người dùng thúc đẩy sự chấp nhận. 
  • Khả năng kiếm tiền đầy đủ từ các dự án dApp khuyến khích những người khác tham gia vào hệ sinh thái Ethereum.
Mạng Ethereum hiện đang thống trị sự phát triển của dApp

Giới thiệu về Đồng Ethereum (ETH Coin)

Vai trò của đồng Ethereum (ETH Coin)

Trong hệ sinh thái của mạng Ethereum, đồng Ether (ETH) được sử dụng chủ yếu để tính toán phí giao dịch. Hiện nay, ETH là đồng tiền điện tử quyền lực thứ 2 thị trường chỉ sau đồng Bitcoin. Còn trong thế giới Altcoin vẫn chưa có đối thủ là vượt qua được ETH. Tương tự như BTC, đồng ETH còn có thể sử dụng để thanh toán cho mọi mặt hàng, dịch vụ tại các điểm giao dịch chấp nhận đồng tiền này.

Các dự án muốn phát triển trên Ethereum cũng cần phải sở hữu và lock một lượng ETH nhất định. Điều này gián tiếp làm tăng nhanh giá của ETH trong thời gian gần đây khi số lượng các dự án trên Ethereum phát triển mạnh mẽ. Khi hệ sinh thái Ethereum vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho cho các nền tảng xây dựng bên trên thì giá của ETH chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng và ổn định trong thời gian sắp tới.

Thông tin cơ bản Ethereum Coin:

  • Token Name: Ethereum.
  • Ticker: ETH.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Type: Utility.
  • Max Supply: Không giới hạn.
  • Circulating Supply: 116,569,797 ETH.

Hệ sinh thái Ethereum

Những mảnh ghép quan trọng hệ sinh thái Ethereum

Data (Tổng hợp dữ liệu)

  • Covalent (CQT) là dự án cung cấp API Index một cách thống nhất cho người dùng. Dữ liệu mà Covalent API cung cấp rất đa dạng, phù hợp cho Crypto native, các công ty cung cấp dịch vụ về Crypto, công ty chấp nhận Crypto làm phương thức thanh toán,… Nền tảng giải quyết vấn đề khá lớn hiện nay là việc truy cập vào dữ liệu của các Blockchain rất phức tạp và cách truy cập khác nhau. Để làm được điều này, Covalent đã lập chỉ mục và giải mã toàn bộ Blockchain, sẵn sàng cho các dev sử dụng thông qua một API thống nhất. API này sẽ hiển thị hàng tỷ điểm dữ liệu blockchain cho mọi ví đơn lẻ. Do đó, các dự án không cần phải biết viết code truy vấn, mà chỉ cần sử dụng Covalent API là có thể tìm ra tất cả thông tin.
Cách Covalent hoạt động

Oracles (Cung cấp dữ liệu Offchain)

  • ChainLink (LINK) là một mạng lưới Oracle phi tập trung, cầu nối chuyển tiếp thông tin, dữ liệu từ thế giới ngoài đời thực vào nền tảng Blockchain và ngược lại. ChainLink được chính thức ra mắt vào năm 2017 bởi công ty Smart Contract ChainLink Ltd và hiện đang có trụ sở chính nằm tại Cayman Islands. Mọi nguồn thông tin, dữ liệu khi được đưa vào Blockchain thông qua ChainLink đều được xem như là điều kiện để kích hoạt các bản hợp đồng thông minh hoạt động. Sau khi Smart Contract được khởi động sẽ tạo ra một dữ liệu đầu ra bao gồm: Một khoản thanh toán, chứng nhận sở hữu,….). Từ đó ta có thể thấy nền tảng này đóng vai trò quan trọng giúp Smart Contract kết nối với dữ liệu trong thế giới thực.
ChainLink (LINK) là một mạng lưới Oracle phi tập trung
  • API3 (API3) là một dự án được xây dựng để quản lý và kiếm lợi nhuận từ các API phi tập trung (dAPI) trên quy mô lớn. Nền tảng giải quyết vấn đề kết nối các API một cách liên tục và cập nhật. Các nhà cung cấp dịch vụ API truyền thống sẽ gặp rất nhiều rào cản nếu họ tự vận hành một oracle node. API3 thấy được điều này và dự án đã đề xuất giải pháp Airnode giúp giải quyết tất cả các vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ API hiện tại đang gặp phải.
  • DIA (DIA) là dự án về Blockchain protocol trong lĩnh vực quản lý dữ liệu (Decentralized oracle network). DIA cung cấp cầu nối tin cậy và có thể kiểm chứng giữa dữ liệu ngoài chuỗi (Off-Chain Data) và các Smart Contract, cho phép các Smart Contract này sử dụng nguồn dữ liệu trên để xây dựng nhiều loại Dapps khác nhau. Mục tiêu của DIA là tập hợp các data analysis, data providers, data users từ đó hình thành một hệ sinh thái vững mạnh, trở thành “Wikipedia về dữ liệu tài chính”.
DIA (DIA) là dự án về Blockchain protocol trong lĩnh vực quản lý dữ liệu

Lending & Borrowing

  • Compound (COMP) là nền tảng cung cấp Lending cho phép người dùng cho vay và mượn tài sản mã hoá (crypto assets) mà không cần thông qua bên thứ ba bất kỳ. Bản chất hoạt động của Compound là một Liquidity Pool Asset (LPs), nơi người cho vay sẽ chuyển tài sản mã hoá của mình vào pool từ đó tạo thanh khoản đồng thười đổi lại họ sẽ nhận được lãi suất. Người vay của Compound vào pool tài sản cần vay và vay tiền, đổi lại họ phải thế chấp bởi một loại tài sản mà Compound hỗ trợ. Compound không tạo ra Stablecoin của riêng mình, mà hoạt động như một bên trung gian, cho người vay và người đi vay tương tác với nhau.
Compound là một Liquidity Pool Asset (LPs), nơi người cho vay sẽ chuyển tài sản mã hoá của mình
  • Aave (Aave) là giao thức cho vay phi tập trung (Lending DeFi) cho phép người dùng cho vay và mượn nhiều loại tiền mã hóa bằng cách sử dụng Stable coin hoặc đồng coin khác với những mức lãi suất khác nhau. Aave có những đặc điểm và chức năng khá giống với Compound bên trên, tuy nhiên Aave cũng sở hữu những đặc tính riêng cho mình. Các tính năng nổi bật như Bảo hiểm smart contract (bảo vệ tài sản của mình trước các rủi ro lớn trong Defi như lỗi smart contract, thanh lý….),Flash Loans (khoản vay không cần thế chấp), Lãi suất linh hoạt, Tài sản thế chấp đa dạng, độc đáo
  • Curve Finance (CRV) đã hợp tác với Compound tạo ra một Lending Pool, cho phép người dùng có thể tối ưu hóa được lợi nhuận từ cả phí giao dịch của Curve Finance và lãi cho vay từ Compound.
  • Maker (MKR) là một nền tảng hợp đồng thông minh được xây dựng bên trên mạng lưới Blockchain của Ethereum. Nó được dùng để hỗ trợ cũng như giữ giá của đồng stablecoin DAI (1 DAI = 1 USD) luôn được ổn định, với cơ chế Collateralized Debt Positions (CDP). Nền tảng của MakerDAO cho phép người dùng có thể sử dụng tài sản của họ trên Ethereum để đổi lấy đồng DAI Stablecoin thông qua hợp đồng thông minh.
  • Một số nền tảng Lending nổi bật khác có thể kể đến CREAM, LIQUITY, DUCK, …
Mô hình đơn giản hoạt động Lending & Borrowing sử dụng Pool

Central Bank

Đang cập nhật

Wallet

  • Metamask là một ví tiền điện tử dựa trên nền tảng Ethereum (ETH), đồng thời là một plugin add-on giúp người đùng có thể chạy một Dapps ngay trên trình duyệt máy tính. Hiện tại, ví hỗ trợ trình duyệt Chrome, FireFox, Opera và Brave cũng như các ứng dụng di động. Metamask như một cánh cổng kết nối ví của người dùng với dự án như AMM (sàn phi tập trung), Lending (cho vay), Farming (cung cấp thanh khoản),… Metamask được đánh giá là dễ sử dụng, giao diện thân thiện, tích hợp Swap nên không cần kết nối sang các AMM khác, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên mức phí swap vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung.
Metamask là một ví tiền điện tử dựa trên nền tảng Ethereum
  • Một số nền tảng ví khác như Argen, Mycrypto, Trust, Balance, MyetherWallet, …

DEX/Liquidity

  • Uniswap (UNI) là một giao thức trao đổi phi tập trung (DEX) (hoặc có thể hiểu như giao thức tạo lập thị trường tự động AMM – Automated Market Maker) được xây dựng trên Blockchain Ethereum. Nền tảng  cung cấp giải pháp giao dịch giữa các token ERC-20, người dùng có thể sử dụng Uniswap để hoán đổi các token, thêm token vào các pool để kiếm được lợi nhuận hoặc niêm yết token mà không cần qua bất kỳ bên trung gian nào cả. Tất nhiên tất cả các tương tác được thực hiện trực tiếp on-chain do đó để sử dụng sẽ có một khoản phí gas để duy trì. Uniswap đã và đang trở thành nhà cung cấp gas đáng kể nhất trên network Ethereum và trở thành ứng dụng phi tập trung được sử dụng rộng rãi nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Uniswap (UNI) là một giao thức trao đổi phi tập trung (DEX)
  • SushiSwap (SUSHI) là sàn giao dịch tiền điện tử không tập trung, được xây dựng dựa trên chuỗi khối Ethereum . SushiSwap được tạo ra với mục đích cải tiến cho nền tảng Uniswap. Về hình thức hay chức năng thì SushiSwap đều cơ bản giống với Uniswap và được coi như một phiên bản fork của Uni. Mặc dù là một nhánh của Uniswap nhưng đã tách khỏi nền tảng này và có nhiều điểm khác biệt, trong đó nổi bật nhất là SUSHI token. Uniswap không có token native, không tạo doanh thu, không sở hữu cơ chế reward để người chơi đóng góp nên mang đến khá nhiều hạn chế, bất cập. Trong khi đó thì SushiSwap hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm trên. SushiSwap có token riêng, có mục đích rõ ràng và có cả hệ thống để chia lợi nhuận.
  • Curve Finance (CRV) là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có cách hoạt động theo mô hình tương tự như UniSwap. Tuy nhiên Curve không tập trung vào giao dịch token-to-token mà nó dựa vào stablecoin làm cơ sở để trao đổi. Ý tưởng của nền tảng xuất phát từ nhu cầu giao dịch giữa các cặp stable coin càng lớn hơn, từ đó Curve Finance phát triển cách thức giúp giảm chi phí và số lần giao dịch.
  • Ngoài ra có thể kể đến các sàn giao dịch khác như DODO, Any Swap, …

Bridge

Wormhole là một trong những cầu nối chuỗi đầu tiên của Solana với Ethereum theo chuẩn ERC20 sang SPL Tokens, chuẩn token của blockchain Solana. Wormhole cho phép nhiều dự án hiện tại có thể dịch chuyển token liên tục giữa nhiều blockchain. Sự linh hoạt này là vô cùng quan trọng vì chúng giúp cộng đồng tận dụng được nhiều nguồn lực chưa được khai thác.

Wormhole là một trong những cầu nối chuỗi đầu tiên của Solana với Ethereum theo chuẩn ERC20

Một số Bridge khác như: Connext, Bifinex, Ethereum Name Service, OKEX, …

Asset Managermant

  • dHedge (DHT) là một giao thức quản lý tài sản phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. dHedge cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo lập quỹ đầu tư riêng trên Ethereum hoặc đầu tư vào quỹ được quản lý bởi người khác không lưu ký (non-custodial) bằng cách sử dụng các Synthetics Asset. Điều này giúp người dùng nắm giữ quyền sở hữu nguồn quỹ của họ, người quản lý đầu tư không thể đánh cắp số tiền vốn của nhà đầu tư. Nhờ vào kỹ thuật phân tích của dHedge và sự minh bạch trên nền tảng Ethereum, nhà đầu tư có thể theo dõi những giao dịch nhà quản lý đang thực hiện cũng như tài sản nào đang được giữ trong pool của manager. 
  • Một số Asset Management khác có thể kể đến như SET, PieDAO, FURUCOMBO

NFT/Gaming

  • Axie Infinity (AXS) là trò chơi trên nền tảng Blockchain (NFT Gaming). Trong game, người chơi sẽ thu thập và nuôi dưỡng những sinh vật tưởng tượng có tên Axie. Tương tự như khi chơi Pokémon GO, anh em có thể làm nhiệm vụ để thu thập Axie, lập đội chiến đấu, mua & bán các Axie với các người chơi khác. Các Axie sẽ được mã hóa thành NFT và được ghi lại trên Ethereum Blockchain nên quyền sở hữu của các Axies được bảo đảm. Với Marketplace, người chơi có một thị trường phi tập trung để giao dịch Axie với những người chơi toàn cầu. Đây là một tự game rất thành công được phát triển bởi một nhóm người Việt Nam.
Axie Infinity được đánh giá là tựa game NFT thành công nhất 2021
  • OpenSea là một sàn giao dịch các non-fungible (NFTs) cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch những tài sản NFT của mình dựa trên các smart contract trong công nghệ blockchain. Trên OpenSea người dùng có thể tham gia trao đổi, mua bán các vật phẩm sưu tầm NFT, vật phẩm hoặc các nhân vật trong Game, các video nghệ thuật,…. OpenSea được xây dựng và thiết kế gần như phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, tạo một nguồn thanh khoản lớn cho số lượng lớn NFTs trong crypto & cả non-crypto.
  • The Sandbox (SAND) được xây dựng như một hệ sinh thái trò chơi ảo, cho phép người dùng nhập vai, trải nghiệm trò chơi theo cách chân thực nhất. Nền tảng trò chơi này đang phát triển trên chuỗi blockchain Ethereum. Với The Sandbox, người chơi có thể tham gia tạo ra loại hình tài sản kỹ thuật số của riêng họ dưới dạng token không thể thay thế NFT . Những NFT sau đó sẽ được trao đổi, chuyển nhượng tại Marketplace. Khi đó, thậm chí người chơi còn dễ dàng tạo ra lợi nhuận từ chính NFT họ đã tạo ra.
  • Một số dự án nổi bật khác như: CryptoKitties, NFT Worlds, SORARE, My Crypto Heroes, …

 

Advertisement




Yield Farming

  • Curve Finance (CRV) là một Yield Aggregator (tương tự với APY.Finance) giúp người cung cấp thanh khoản được hưởng phí giao dịch (là 0.04%) và lãi suất cho vay từ yEarn hoặc Compound. Với tính năng này giúp người dùng nền tảng CRV sẽ có thêm thu nhập với Yield Farming bên cạnh chức năng Lending hay DEX.

  • TrueFi (TRU) bên cạnh chức năng Lending còn là một nền tảng giúp người dùng Yield Farming.  Người cho vay gửi TrueUSD vào TrueFi pool được sử dụng để cho vay, kiếm lãi và farming TRU token. Những khoản vốn chưa sử dụng đều được gửi vào giao thức Curve để tối đa hóa thu nhập.
  • mStable (MTA) là hệ sinh thái Stablecoin phi tập trung cho phép hoán đổi, lưu và bảo vệ các stablecoin trên mStable, một nền tảng phi tập trung do cộng đồng hỗ trợ bởi $MTA. Mặc dù không quá nổi bật nhưng Yield Farming của nền tảng vẫn được mọi người chú ý tới.
  • Một số dự án khác như Celer, Badger, Deversifi, …

Synthetics

  • Uma (UMA) là một giao thức được xây dựng trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng trao đổi các synthetic token (token tài sản tổng hợp). Synthetic asset được thiết kế để bắt chước giá trị của các tài sản khác, mang lại cho các nhà đầu tư đòn bẩy để giao dịch tài sản kỹ thuật số và tài sản truyền thống trong hệ sinh thái tiền điện tử.Thay vì sử dụng các dịch vụ price oracle đang có trên thị trường,  Uma khích lệ người dùng để họ tham gia vào quá trình kiểm tra liệu giá trị tài sản thế chấp có tới ngưỡng thanh lý (undercollaterized) hay chưa. Nền tảng cho phép người dùng giao dịch bất kỳ tài sản nào sử dụng ERC-20 token mà không cần tương tác trực tiếp với chính tài sản đó. 
  • Vega Protocol (VEGA) là một giao thức dùng để thực hiện các giao dịch phái sinh và đòn bẩy trên một mạng lưới phi tập trung (DEX) Nền tảng được xây dựng trên Tendermint và sử dụng thuật toán đồng bộ bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) nên có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, phí chỉ được tính khi giao dịch được thực hiện và có thể miễn phí gửi, hủy và sửa đổi các lệnh. Điểm nổi bật của Vega là khả năng tính toán đòn bẩy tự động, xây dựng thanh khoản với ưu đãi cao, cho phép người dùng tham gia tạo lập thị trường thông qua việc đề xuất, sửa đổi và phê duyệt thị trường.
  • Ngoài ra còn rất nhiều dự án khác như: SYNTHETIX, dYdX, Undex, Lyro, Lien, Dforce, …

IDO Platform

SushiSwap (SUSHI) bên cạnh là một sàn DEX lớn đây còn là một nền tảng IDO giúp các dự án huy động vốn. Nền tảng có MISO trong hệ sinh thái cung cấp một bộ smart contract mã nguồn mở được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ ra mắt dự án trên sàn SushiSwap

SushiSwap (SUSHI) là một nền tảng IDO giúp các dự án huy động vốn

Insurance

InsurAce (INSUR) là một giao thức bảo hiểm phi tập trung, nhằm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm DeFi đáng tin cậy, mạnh mẽ  cho người dùng DeFi, với phí bảo hiểm rất thấp và lợi nhuận đầu tư bền vững. InsurAce có cơ chế vận hành giống một công ty bảo hiểm truyền thống, với 2 mảng chính là bảo hiểm và đầu tư. Nền tảng có những đặc điểm nổi bật như phí bảo hiểm cực thấp, các sản phẩm cũng phong phú và dễ tiếp cận hơn, người dùng có thể kiếm thêm token của dự án bằng cách staking.

Trên đây là những tổng hợp về hệ sinh thái Ethereum được Beatdautu tổng hợp ngày 9/1/2022, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho quá trình research của bạn. Với sự phát triển mạnh mẽ của các dApp trên Ethereum, còn rất nhiều cơ hội với những dự án mới trên nền tảng này.

5/5 - (2 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/