Đầu tư bất kỳ loại hình tài sản nào cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử biến động mạnh, mức độ rủi ro lại tăng lên gấp bội. DCA được xem như giải pháp hoàn hảo để nhà đầu tư giảm thiểu thua lỗ. Vậy DCA là gì? DCA trên Binance là gì?
DCA là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa DCA là gì, Beat Đầu Tư sẽ giới khái niệm chung và khái niệm DCA trong thị trường tiền điện tử.
Khái niệm DCA là gì?
DCA viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Dollar-Cost Averaging dùng để chỉ lược trung bình giá cho vốn đầu tư. Đầu tư là được áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi giá cả biến động.
Hiểu đơn giản rằng thay vì bỏ vốn đầu tư vào một loại tài sản cùng lúc thì người ta lại chia vốn thành nhiều phần nhỏ, mua vào tài sản theo từng giai đoạn. Chẳng hạn như với 100 USD, bạn sẽ chia thành 10 phần (mỗi phần 10 USD) mua vào BTC trong 10 lần.
Xét về lâu dài, chiến lược trung bình giúp giảm tác động tiêu cực khi thị trường biến động không theo mong muốn. DCA vốn đã được tới đầu tư vận dụng tại nhiều thị trường. Khi tiền điện tử ngày một thịnh hành, người ta cũng bắt đầu ứng dụng chiến lược trung bình giá nhiều hơn.
DCA trong Crypto là gì?
DCA trong Crypto là kiểu đầu tư đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Có nghĩa thay vì mạo hiểm mua cùng lúc một loại coin nào đó, nhà đầu tư lại mua vào theo từng giai đoạn.
Chiến lược này góp phần giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là khi thị trường diễn biến theo hướng đi xuống. Thị trường Crypto vốn tiềm ẩn rủi ro lớn khi mức biến động của một loại coin có thể tăng giảm vài chục, thậm chí vài % trong vài giờ.
Do đó, việc áp dụng chiến lược DCA rất cần với người mới tham gia thị trường, chưa đủ kinh nghiệm để đoán định chính xác xu hướng.
>>> Có thể bạn quan tâm: TRON là gì? Tìm hiểu dự án TRON (TRX) và TRON Coin từ A – Z
Ví dụ về chiến lược trung bình giá DCA
Nếu vẫn chưa thực sự hiểu rõ DCA là gì, bạn hãy tiếp tục theo dõi ví dụ cụ thể sau đây về quá trình nhà đầu tư A đầu tư vào BTC.
Giả dụ nhà đầu tư A định bỏ ra số vốn 40.000 USD để mua BTC vì tin rằng đồng coin này sẽ tăng. Theo phân tích của A, giá BTC khả năng dao động ở vùng giá hiện tại, đồng thời đây có thể là vùng giá tích lũy lý tưởng để áp DCA.
Vậy nên, nhà đầu tư A quyết định chia 40.000 USD thành 400 phần tiền, mỗi phần trị giá 100 USD. Cứ mỗi ngày A lại mua một số lượng BTC với giá trị 100 USD ngay cả khi giá cả biến động mạnh. Bằng việc áp dụng chiến lược này, nhà đầu tư đã mua vào BTC trải rộng trong khoảng thời gian gần 13 tháng.
Nếu áp dụng chiến lược trên trong giai đoạn 2020, nhà đầu tư A chắc chắn đã phần nào thu được kha khá lợi nhuận. Ít nhất cũng phải gấp 3 lần so với số vốn đầu tư ban đầu.
Từ ví dụ trên dễ dàng thấy rằng DCA tỏ ra rất hiệu quả cả khi giảm thiểu rủi ro về giá cho nhà đầu tư cho dù lựa chọn sai thời điểm mua vào.
Thực tế, ngay cả khi mọi người xác định đúng hướng giao dịch nhưng thời điểm vẫn có thể bị sai lệch. Từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược giao dịch, DCA chính là giải pháp tối ưu để hạn chế thiệt hại cho nhà đầu tư.
Khi chia số vốn đầu tư thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, kết quả có thể khả quan hơn so với việc thả vốn ra cùng một lúc. Bởi khi mua vào không đúng thời điểm, nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nặng.
Mục tiêu cốt lõi của việc áp dụng chiến lược trung bình giá là mua phải giữ vị thế đủ không quan trọng thời gian diễn ra bao lâu. DCA góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn, giảm thấp nhất thua lỗ. Khi cần thiết, nhà đầu tư cũng dễ dàng thoát vốn hơn.
Quay về ví dụ nhà đầu tư A mua BTC, tuy rằng có thời điểm giảm giá trị nhưng xu hướng tăng của đồng coin này vẫn thắng thế. Như vậy, chiến lược DCA rõ ràng khá hiệu quả nếu nhà đầu tư áp dụng từ năm 2020 đến nay.
Tuy nhiên, chiến lược trung bình giá không phải lúc nào cũng giảm theo thiệt hại cho nhà đầu tư. Ý tưởng chung của DCA là hạn chế rủi ro tại thời điểm xấu. Không chắc chắn khiến nhà đầu tư thành công nhưng có thể phần nào giảm đi thua lỗ, giúp người tham gia không mất tất cả.
>>> Có thể bạn quan tâm: EOS Coin là gì? Toàn tập kiến thức về đồng EOS Coin từ A – Z
Ưu và nhược điểm áp dụng chiến lược DCA
Phần ví dụ và định nghĩa DCA là gì, bạn có thể phần nhận thấy ưu và nhược điểm của việc áp dụng phương pháp này. Tùy vào từng bối cảnh, chiến lược trung bình sẽ phát huy hiệu quả cụ thể hoặc khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội lý tưởng nhất.
- Ưu điểm
Nhìn chung, chiến lược trung bình giá DCA rất dễ để mọi nhà đầu tư áp dụng. Nó đặc biệt phù hợp để triển khai trong thị trường Crypto thường xuyên diễn ra biến động giá mạnh. Một khi đã triển khai chiến dịch, bạn không nhất thiết phải quan tâm quá nhiều đến biến động giá.
Thông qua việc áp dụng chiến lược DCA, người tham gia đầu tư không nhất thiết phải chú trọng xác định thời điểm mua bảo lý tưởng nhất. Thay vào đó, bạn chỉ cần xác định chính xác xu hướng giá trong dài hạn.
Trường hợp nhận thấy xu hướng giá diễn biến không theo dự đoán, bạn hoàn toàn có thể dừng chiến dịch để cắt lỗ kịp thời. DCA đặc biệt lý tưởng với nhà đầu tư chưa sở hữu kinh nghiệm dày dặn mới tham gia thị trường.
- Nhược điểm
Tuy rằng hỗ trợ tốt nhà đầu tư giảm thiệt hại từ việc mua vào sai thời điểm, nhưng DCA lại vô tình khiến nhiều bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn. Điển hình như thời điểm diễn ra cú Dump cực mạnh trên thị trường Crypto hồi tháng 3/2020.
Mục tiêu mà DCA định hướng đến mức lợi nhuận trung bình. Vì thế nếu so sánh với kiểu đầu một lần đúng thời điểm, DCA không thể mang về lợi nhuận lớn bằng.
Khi nào không nên áp dụng chiến lược trung bình giá?
Chiến lược trung bình giá DCA không phải lúc nào cũng phù hợp áp dụng. Nhất là khi thị trường đang trong xu hướng tăng bền vững, bạn không nên mua rải rác tài sản theo nhiều lần. Khi đó ai tham gia mua vào trước sẽ chính là người thắng lớn.
Nếu trong tình huống đó bạn không tự tin mà vẫn cố áp dụng DCA lợi nhuận đương giảm dần. Theo đó, thời gian triển khai lợi nhuận lại càng giảm sút. Nếu xác định chính xác xu hướng tăng bền vững, bạn nên mạnh dạn mua vào một lúc khi giá tài sản còn thấp.
Thực tế, chiến lược trung bình giá thường hoạt động tốt nhất khi giá tài sản tăng bền vững trong dài hạn. Do đó nếu xác định sai xu hướng, lợi nhuận sẽ khó đạt kỳ vọng mong muốn.
>>> Có thể bạn quan tâm: FXT Token là gì? Có nên đầu tư vào đồng FXT Token không?
Lưu ý quan trọng khi áp dụng chiến lược DCA
Nếu hiểu rõ bản chất DCA, bạn cần biết rằng kiểu chiến lược đầu tư này không hoàn hảo trong mọi thời điểm. Do đó khi quyết định triển khai, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý nhất định. Cụ thể như:
- Chiến lược DCA lý tưởng áp dụng với trường phái spot trading nhưng không phù hợp để áp dụng cho Margin. Hoặc bất kỳ loại tài sản nào bị áp mức đòn bẩy cao. Bởi nguy cơ cháy tài khoản là rất lớn.
- Trong thị trường tiền điện tử, giải pháp an toàn nhất dành cho nhà đầu tư là chỉ nên sử dụng DCA với loại coin / token đã có chỗ đứng. Nếu đầu tư vào loại coin / token mới nổi, bạn cần phân tích kỹ xu hướng.
- Nếu muốn giảm thiểu thấp nhất rủi ro, bạn cần xây dựng chiến lược cân đối vốn rõ ràng. Một khi xu hướng không diễn biến theo dự đoán, bạn nên dừng ngay.
Chiến lược đầu tư trung bình giá DCA hiện được khá nhiều nhà đầu tư áp dụng. Ưu điểm của nó là giúp người tham gia mua tài sản hạn chế phần nào thiệt hại, quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Dù không phải thời điểm nào cũng tỏ ra hiệu quả nhưng DCA là giải pháp tối ưu để nhà đầu tư không mất hoàn toàn. Đến đây, hy vọng bạn đã định nghĩa một cách chính xác DCA là gì!
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!