arrow-up

Multichain là gì? Crosschain là gì? Điểm khác biệt và tiềm năng

Multichain là gì? Crosschain là gì? Điểm khác biệt và tiềm năng
Bá Nghĩa
22/03/2022
11:39 Sáng

Multichain là gì? Crosschain là gì? Nếu từng  tìm hiểu qua các dự án tiền điện tử lớn trên thị trường, bạn chắc hẳn từng nghe qua ngữ Multichain và Crosschain. Không ít người vẫn còn những lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy chính xác Multichain là gì? Crosschain là gì? Góc chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn định nghĩa chính xác hai thuật ngữ thường gặp nhất khi tìm hiểu mỗi dự án Crypto.

Multichain là gì? Crosschain là gì?

Ảnh 1: Multichain là gì? Crosschain là gì? 
Ảnh 1: Multichain là gì? Crosschain là gì?

Muốn hiểu sâu hơn về một dự án Crypto, trước tiên bạn cần trả lời câu hỏi Multichain là gì? Crosschain là gì? Vậy nên trong phần đầu tiên của bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn định nghĩa Crosschain và Multichain.

Multichain là gì? 

Multichain hay Multi – chain có thể hiểu theo nghĩa đa chuỗi hoặc đa nền tảng. Đây là một tập hợp nhiều blockchain riêng lẻ, hoạt động theo hướng độc lập.

Ảnh 2: Multichain - một tập hợp nhiều blockchain riêng lẻ, hoạt động theo hướng độc lập
Ảnh 2: Multichain – một tập hợp nhiều blockchain riêng lẻ, hoạt động theo hướng độc lập

Khi một dự án Crypto hoạt động trên Multichain có nghĩa nó đang khai triển ít nhất hai chuỗi blockchain. Chẳng hạn như ngoài chuỗi gốc Ethereum, một số dự án còn đồng thời triển khai trên cả chuỗi Binance Smart Chain, Polkadot.

Ví dụ như đồng USDT (Tether), đồng stablecoin sở hữu vốn hóa lớn nhất thị trường. Thời kỳ đầu, USDT hoạt động chủ yếu trên lớp Omni Chain của Bitcoin. Tuy nhiên sau đó, nó tiếp tục được triển khai trên nhiều blockchain khác (Ethereum, Algorand, EOS, Binance Smart Chain,..).

Multichain tương tự như một cuốn sổ cái mang bất biến giống blockchain. Tuy nhiên thay vì hình thành từ nhiều khối dữ liệu xuất phát từ một giao thức, Multichain lại bao gồm vô số blockchain.

Crosschain là gì?

Crosschain hay chuỗi chéo được thiết kế như một giải pháp hỗ trợ dịch chuyển tài sản từ blockchain này đến blockchain khác. Nhằm tăng cường khả năng liên kết, tương tác giữa ít nhất blockchain.

Ảnh 3: Crosschain - giải pháp dịch chuyển tài sản từ blockchain này đến blockchain khác
Ảnh 3: Crosschain – giải pháp dịch chuyển tài sản từ blockchain này đến blockchain khác

Chính bởi không phải blockchain nào cũng sở hữu cấu trúc giống nhau nên muốn chúng tương với nhau, đòi hỏi phải cần đến sự hỗ trợ của Crosschain. Như vậy, tài sản hoạt động trên các chuỗi blockchain mới có thể chuyển đổi.

Crosschain hiện tại chia thành 2 loại hình. Bao gồm Isomorphic Crosschain và Heterogeneous Crosschain.

  • Isomorphic Crosschain: Tích hợp cơ chế bảo mật, logic trong quá trình tạo khối, thuật toán đồng thuận. Cùng với đó là khả năng liên kết mạng giúp blockchain có cấu trúc khác nhau tương tác theo cách đơn giản nhất.
  • Heterogeneous Crosschain: Dạng Crosschain này tương đối phức tạp, liên kết những chuỗi blockchain đặc biệt ứng dụng thuật toán đồng thuận PoW. Quá trình phiên mã chuỗi đôi lúc sẽ gặp khó khăn bởi cơ chế hình thành Block khác biệt. Do đó cần có một bên thứ ba để tương tác giữa những blockchain không đồng nhất.

Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về định nghĩa Multichain là gì? Crosschain là gì? Tiếp theo là phần phân tích điểm khác biệt cơ bản giữa Multichain và Crosschain.

Điểm khác biệt cơ bản giữa Multichain và Crosschain 

Ảnh 4: Crosschain gần tương tự như cầu nối vận chuyển giữa các blockchain 
Ảnh 4: Crosschain gần tương tự như cầu nối vận chuyển giữa các blockchain

Crosschain là một giải pháp hỗ trợ người dùng liên kết, chuyển đổi tài sản giữa những nền tảng blockchain có cấu trúc không tương đồng. Nhằm nâng cao khả năng tổng hợp tài sản giữa các blockchain. Trong khi đó Multichain đơn giản là tập hợp của nhiều blockchain.

Để phân biệt giữa Multichain và Crosschain, bạn hãy tham khảo hai ví dụ sau.

  • Multichain giống như mô hình của một tập đoàn đa quốc gia với hệ thống văn phòng đặt tại nhiều quốc gia khác nhau.
  • Crosschain lại giống như một công ty vận tải, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác (các blockchain).

Vì sao cần triển khai Multichain?

Ngoài tìm kiếm định nghĩa Multichain là gì? Crosschain là gì? Bạn nên lưu ý đến tầm quan trọng của việc triển khai Multichain.

Ảnh 5: Multichain giúp các dự án tiếp cận với đông đảo người dùng  
Ảnh 5: Multichain giúp các dự án tiếp cận với đông đảo người dùng

Trong bối cảnh thị trường tài chính phi tập trung DeFi ngày càng bùng nổ, Multichain lại càng cho thấy tầm quan trọng. Bạn dễ thấy rằng trong cùng phân khúc AMM DEX, mỗi nền tảng đều có những dự án nổi bật. Ví dụ như trên Ethereum thì có Uniswap, Polygon lại có Quickswap.

Thế nhưng mỗi dự án trên đều vẫn đang hoạt động mang tính đơn lẻ, chưa có sự kết nối. Chúng chủ yếu khi phục vụ người dùng trong cùng hệ sinh thái chứ chưa tiếp cận toàn diện được với blockchain khác. 

Tuy nhiên nếu những dự án đó triển khai trên Multichain, chúng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Cụ thể như:

  • Tiếp cận với lượng lớn người dùng lớn trên các hệ sinh thái blockchain khác nhau.
  • Cải thiện tốc độ giao dịch, luân chuyển tài sản giữa ra những chuỗi khối khác nhau.
  • Tận dụng tốt ưu điểm của nhiều chuỗi blockchain liên kết trên Multichain.
  • Tạo điều kiện để token hóa trên các blockchain khác nhau.
  • Nội dung hoạt động trên blockchain nhỏ có thể tiếp cận với những dịch vụ ở blockchain lớn hơn.

Khi đã hiểu rõ Multichain là gì? Crosschain là gì? Bạn nên tiếp tục tìm hiểu về cơ hội đầu tư hư vào Multichain và Crosschain.

2 Dự án điển hình triển khai trên Multichain 

Tether và Sushiswap là 2 dự án nổi bật đang triển khai trên Multichain. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều dự án triển khai trên nền tảng Multichain. Từ đó, mở rộng cơ hội đầu tư cho người dùng trên toàn cầu.

Dự án Tether 

Tether (USDT) – stablecoin gắn với giá trị đồng USD với thị phần chiếm tới 80% vốn hóa stablecoin trên toàn thị trường. USDT hiện đang là stablecoin được giao dịch nhiều nhất trên hệ thống sàn OTC, tác động trực tiếp đến thị trường các đợt “In” stablecoin.

Ảnh 6: Tether và hành trình triển khai Multichain 
Ảnh 6: Tether và hành trình triển khai Multichain

Bạn đầu USDT được triển trên lớp Omni Chain của blockchain Bitcoin. Sau đó lần lượt triển khai trên blockchain Ethereum, blockchain Tron, blockchain Algorand, blockchain Solana và EOS. Tether tích cực tạo dựng mạng lưới Multichain có lợi cho cả phía dự án và người dùng.

Lợi ích với dự án Tether 

Tether nằm trong nhóm stablecoin xuất hiện sớm và có tầm ảnh hưởng nhất với thị trường crypto. Chính bởi lẽ đó, Tether lại càng không dễ để đối thủ khác vượt mặt.

Ảnh 7: Tether - stablecoin xuất hiện sớm nhất với thị trường crypto
Ảnh 7: Tether – stablecoin xuất hiện sớm nhất với thị trường crypto

Nếu USDT không triển khai trên blockchain quy chuẩn ERC20, nó sẽ bỏ qua miếng bánh béo bở là thị trường stablecoin 25 tỷ USD. Việc triển khai trên nhiều chuỗi khối blockchain cho phép người dùng trong các hệ sinh thái Ethereum, Polkadot, Bitcoin,.. Thuận lợi trao đổi USDT, ứng dụng rộng rãi trong nhiều dự án trên thị trường crypto.

Lợi ích với người dùng 

Nếu xem xét về mặt nghiệm, hầu hết người dùng đều từng rút USDT từ sàn Binance. Với những mạng lưới blockchain khác nhau, phí chênh lệch thường vào khoảng 0.5 USD, người dùng có quyền lựa chọn hệ thống nào có chi phí hợp lý nhất.

Ethereum mặc dù sở hữu lượng người dùng lớn nhất thị trường nhưng nó vẫn tồn tại vấn đề tắc nghẽn. Solana có thể đáp ứng tốt yêu cầu về tốc độ, khả năng mở rộng.

Dự án Sushiswap

Sushiswap – dự án tiêu biểu trong mảng AMM DEX với TVL lên tới 4.5 tỷ USD chiếm khoảng 7.3% thị trường DeFi. Lượng giao dịch hàng ngày trên Sushiswap từng có thời điểm lên tới 370 triệu USD.

Ảnh 8: Sushiswap - dự án tiêu biểu trong mảng AMM DEX
Ảnh 8: Sushiswap – dự án tiêu biểu trong mảng AMM DEX

Vào ngày 4/3/2021, đội ngũ phát triển của Sushiswap sẽ chính thức triển khai Multichain. Bao gồm 6 blockchain chính:

  • Blockchain Ethereum 
  • Blockchain Binance Smart Chain
  • Blockchain Fantom
  • Blockchain Polygon
  • Blockchain xDAI
  • Blockchain Moonbeam Network

Hiện tại, AMM DEX trong Ethereum đã có phần bão hòa đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ Uniswap. Do đó để thu hút thêm người dùng, dự án này phải tìm cách triển khai trên một số chuỗi khối khác.

Nếu triển khai thành công trên chuỗi khối Binance Smart Chain, Polkadot, Sushiswap hoàn toàn có thể đối trọng lại Uniswap.

Quy trình triển khai Multichain và Crosschain 

Trong quá trình tìm hiểu Multichain là gì? Crosschain là gì? Bạn cần chú ý đến quy trình triển khai. Crosschain tool giữ vai trò thúc đẩy để Multichain phát triển. Nó chính là cầu nối luân chuyển tài sản giữa ra các chuỗi khối khác nhau. Quy trình triển khai Multichain và Crosschain trận diễn ra theo 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: Tạo Crosschain tool trên hệ sinh thái mới

Trong giai đoạn đầu tiên nếu muốn thu hút tài sản từ những chuỗi khối khác, đội ngũ phát triển dự án bắt buộc phải triển khai Crosschain Brigde. Nhằm tạo điều kiện dịch chuyển tài sản cho từ blockchain này sang blockchain kia. Trong đó tập trung thu hút người dùng từ Ethereum phải đặc biệt chú trọng.

Ảnh 9: Crosschain của Binance Smart Chain 
Ảnh 9: Crosschain của Binance Smart Chain

Hiện nay, Binance Smart Chain đã tích hợp cầu nối Binance Bridge giúp người dùng chuyển tài sản từ blockchain khác vào BSC. Không chỉ riêng Binance Smart Chain mà hầu hết hệ sinh thái blockchain khác cũng đang hướng đến triển khai Multichain.

Giai đoạn 2: Xây dựng dự án hỗ trợ trong lĩnh vực Crosschain & Multichain 

Đến giai đoạn thứ hai, bạn dễ thấy rằng nhiều dự án hoạt động trong lĩnh vực Crosschain Bridge đều sở hữu khả năng tương tác tốt hơn những dự án khác. 

AnySwap, Multichain.xyz hỗ trợ lên tới 10 chains, là hai dự án nổi bật nhất trong Crosschain Bridge. Chúng được triển khai trên máy chủ ảo EVM của chuỗi khối Ethereum. Từ đây người dùng có thể dịch chuyển tài sản đến các chuỗi blockchain khác nhau.

Ảnh 10: AnySwap - một trong những nổi bật nhất trong Crosschain Bridge
Ảnh 10: AnySwap – một trong những nổi bật nhất trong Crosschain Bridge

Giai đoạn thứ hai này có tính quyết định đến kế hoạch triển khai dự án. Trong quá trình nghiên cứu dự án bạn cần xem xét native token phát triển ứng dụng rộng rãi trên blockchain mới hay không. Trường hợp token ứng dụng phổ biến trên Yield Farming, AMM hoặc Pool, rất có khả năng trên mạng lưới blockchain mới để tận dụng số lượng người dùng lớn.

Giai đoạn 3: Tích hợp Multichain vào dự án DeFi

Mỗi dự án khi đã triển khai Multichain có nghĩa mục tiêu của đội ngũ phát triển đứng sau dự án là tiếp cận số lượng lớn người dùng. Nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ hiệu quả hơn.

Khi triển khai thành công trên những chuỗi khối khác đồng nghĩa, tính ứng dụng của dự án cũng được mở rộng. Từ đó, thu hút dòng tiền đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Cần làm gì để tận dụng cơ hội đầu tư?

Muốn nắm bắt cơ hội đầu tư tốt, bạn nên chú ý đến một số dự án lớn nằm trong lĩnh vực Lending và AMM DEX. Đây phần đông là dự án chưa triển khai nhưng có khả năng tạo xu hướng.

Ảnh 11: Bạn hãy chú ý theo dõi tin tức thị trường 
Ảnh 11: Bạn hãy chú ý theo dõi tin tức thị trường

Cần chú ý theo dõi mọi hoạt động trên Fanpage Facebook, Twitter của một số chuỗi lớn như Binance Smart Chain, Polkadot, Ethereum,.. Bởi trước khi triển khai trên túy khối mới, phía dự án thường tập trung nghiên cứu phương thức dịch chuyển tài sản. Bên cạnh đó phía blockchain mới cũng khá tích cực quảng bá cho dự án trên các nền tảng truyền thông.

Tiếp theo bạn cần liệt kê và theo dõi hoạt động của các dự án DeFi trên nhiều blockchain. Đồng thời tiến hành phân tích lợi thế và hạn chế của từng blockchain, xác định xu hướng phát triển trong tương lai. Và những dự án có khả năng đón đầu xu hướng phát triển đó. 

Nói chung nếu lựa chọn đúng dự án tiềm năng, được hỗ trợ mạng lưới blockchain lớn rất đáng để bạn cân nhắc đầu tư.

Lời kết 

Multichain là gì? Crosschain là gì? Multichain bao gồm tập hợp nhiều blockchain, mỗi blockchain mang tính riêng lẻ và hoạt động theo hướng độc lập. Trong khi đó, Crosschain lại giữ vai trò như cầu nối cho phép trao đổi tài sản giữa các blockchain có cấu trúc khác nhau. Mong rằng bài viết trên đây đã cho bạn định nghĩa chính xác Multichain là gì? Crosschain là gì?

Rate this post

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/