Các giao dịch Stablecoin được thực hiện trên sàn AMM đều gặp phải các vấn đề như có chi phí giao dịch và độ trượt giá tương đối cao. Chính điều này đã khiến cho việc tìm kiếm lợi nhuận từ Farming bị ảnh hưởng đáng kể. Để khắc phục được các vấn đề này, người ta đã sử dụng giao thức Mercurial Finance. Vậy giao thức Mercurial là gì?
Mercurial Finance là gì?
Mercurial Finance là một giải pháp hoàn hảo cho các giao dịch Stablecoin trên AMM. Giao thức được ra đời nhằm cải thiện mức giá của phí giao dịch và độ trượt giá. Đồng thời, chúng cũng được đánh giá là một dự án đầy tiềm năng và có khả năng sinh lời tốt nhờ phát hành ra đồng tiền điện tử MER.
Để biết rõ về Mercurial thì các bạn hãy chú ý theo dõi những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây nhé.
Thông tin về giao thức
Mercurial Finance là một giao thức được phát triển trên Blockchain Solana. Mục đích ra đời của dự án đó là giải quyết các vấn đề có liên quan tới Stablecoin, đặc biệt là độ trượt giá và chi phí giao dịch swap. Không chỉ mang lại giải pháp hoàn hảo cho Stablecoin, giao thức này còn giúp thu về lợi nhuận tốt hơn nhờ cung cấp thanh khoản với cơ chế chia vốn một cách linh hoạt và chi phí lưu động.
Bên cạnh đó, dự án còn cho phép những người tham gia tạo Synthetic trong tương lai. Còn ở phiên bản hiện tại thì các bạn có thể xem giao thức giống như một Curve trên nền tảng Solana. Tại đó, các bạn có thể swap các Stablecoin với nhau.
Blockchain mà Mercurial được xây dựng
Như đã đề cập ở phần trên, Mercurial Finance được xây dựng trên nền tảng Solana. Đơn giản là vì blockchain Solana cho phép giao thức Mercurial phát triển sản phẩm cực kỳ mạnh mẽ với hiệu suất cao. Không chỉ thế, tiềm năng phát triển hệ sinh thái của Solana cũng rất lớn. Chưa kể, các nhà phát triển đang dần tập trung xây dựng các dApp trên nền tảng Solana.
Chính vì thế, việc xây dựng giao thức Mercurial trên blockchain Solana sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giúp thu hút người dùng và các nhà đầu tư cho dự án. Đồng thời, dự án cũng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực đến từ cộng đồng trong hệ sinh thái Solana.
Nếu xét đến mặt kỹ thuật thì Mercurial Finance có khả năng xây dựng các hệ thống có cấu trúc tinh vi cùng với các thuật toán phức tạp. Còn về hệ sinh thái thì các nhà phát triển của dự án tin rằng Solana sẽ là một trong những hệ sinh thái phát triển DeFi bậc nhất trên các blockchain khác nhau.
Mercurial Vault
Mercurial Vault hay còn có tên gọi khác là Dynamic Vault, là các vault có khả năng tạo ra một thị trường cung cấp tính năng hoán đổi, trượt giá với chi phí thấp cho stable asset.
Các tính năng chính của Mercurial Vault mà bạn nên biết như sau:
- Hỗ trợ giao dịch hoán đổi, trượt giá với chi phí thấp đối với các stablecoin và các cặp ngoại hối.
- Sử dụng các điều kiện của thị trường với mục đích cải thiện lợi nhuận LP.
- Các nền tảng bên ngoài sẽ được phân bổ một cách linh hoạt, ví dụ như giao thức cho vay nhằm mục đích thu về lãi suất và lợi nhuận.
Ngoài ra, để tối ưu hóa hiệu suất, tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả để giúp người dùng có thể thực hiện được nhiều chức năng của giao thức bao gồm:
- Tiết kiệm hơn khi hoán đổi trượt giá.
- Cho vay.
- Giao thức phi tập trung của đối tượng thứ 3.
Các giao dịch chính thức như rút tiền, hoán đổi trong cùng giao dịch sẽ phải tùy thuộc vào mức độ hoạt động của nền tảng Solana.
Có thể bạn quan tâm: Polycat Finance (FISH) là gì? Tìm hiểu về FISH Token từ A-Z
Các giải pháp của giao thức Mercurial
Mercurial Finance luôn được biết tới là giải pháp cho các vấn đề liên quan tới Stable coin tại nền tảng AMM. Tuy nhiên, những gì họ biết chỉ là tên của giao thức. Vậy những giải pháp thật sự của Mercurial là gì?
Dynamic Vault
Các Dynamic Vault được tạo ra với mục đích cắt giảm chi phí swap token trên các sàn giao dịch phi tập trung. Mỗi vault sẽ có nhiệm vụ tạo lập thị trường tự động dành cho các giao dịch Swap hoặc DAO program và phí giao dịch.
Các Vault có rất nhiều đặc điểm mang đến lợi ích cho người dùng như hỗ trợ tương tác với các dự án khác để thu về lợi nhuận tối đa cho người dùng. Bên cạnh đó, các vault cũng sẽ gia tăng tính thanh khoản cho các giao dịch swap có mặt trên DeFi. Chúng sẽ giúp bảo mật và đảm bảo số vốn của người dùng được giữ an toàn nhất có thể.
Dynamic Fee
Các vault trên giao thức Mercurial Finance đều có một đặc điểm chung đó là Dynamic Fee (Chương trình biến đổi phí giao dịch). Các chương trình này sẽ giúp cho các dữ liệu về biến động thị trường, khối lượng giao dịch lưu trữ được cập nhật nhanh chóng. Đồng thời, đảm bảo mức độ ổn định của chi phí LP sao cho phù hợp nhất với điều kiện của thị trường.
Nhiệm vụ hàng đầu của Dynamic Fee chính là làm cho chi phí LP tăng mạnh khi biến động trên thị trường cao. Bên cạnh đó, chúng cũng có nhiệm vụ làm tăng lợi nhuận khi giảm Impermanent Loss. Với trường hợp khi thị trường biến động thấp thì phí LP sẽ thấp hơn nhằm giúp mọi người giao dịch một cách thuận tiện hơn.
Chương trình lợi nhuận
Các chương trình lợi nhuận trong Mercurial Finance được triển khai để quản lý việc phân bổ động tài sản từ các vault đến các nền tảng khác. Điều này sẽ được thực hiện thông qua các thuật toán trên chuỗi. Bên cạnh đó, sự quản lý phân bổ đã bao gồm cả thu lãi và lợi tức từ một vài nền tảng nhất định nhằm thanh lý tài sản kiếm được.
Các chương trình lợi nhuận cần phải có sự đồng ý của DAO trước khi triển khai vốn trong vault ra các nền tảng bên ngoài. DAO cũng sẽ thực hiện xác định số phần trăm tài sản được triển khai cho mỗi vault.
Kế hoạch triển khai cho các nền tảng bên ngoài bao gồm: Các khoản vay nhanh, vay thế chấp, vay ổn định,…Các nền tảng sẽ được lựa chọn dựa trên lợi nhuận, hồ sơ rủi ro và khả năng thu hồi thanh khoản.
Với các chương trình lợi nhuận như thế này sẽ giúp cho thị trường được mở rộng và thêm vào các vault hiện có để cải thiện nguồn thu nhập của vốn cơ sở.
Ngoài ra, việc triển khai chương trình lợi nhuận sẽ phải tùy thuộc vào sự phát triển của DeFi và một số hệ sinh thái kỹ thuật quan trọng (Đã bao gồm các chương trình có sẵn).
Giao thức DAO
Khi tham gia vào giao thức Mercurial Finance, người dùng sẽ được phân bổ một lượng vốn phù hợp bởi Yield program sẽ tìm những nơi có lợi tức cao nhằm đáp ứng nhu cầu. Việc phân bổ này sẽ được phân tích và cân nhắc một cách kỹ càng dựa trên những dữ liệu lịch sử về lợi nhuận, rủi ro. Khi đã thông suốt hết mọi việc thì đó cũng là lúc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
DAO Program sẽ đưa ra quyết định về các thông số quan trọng cho các Vault như: Phí cơ bản, hoa hồng từ swap, quản lý vault,…Bên cạnh đó, phí quản lý cũng sẽ được phân phối lại cho người dùng hoặc bị đốt cháy.
Ngoài ra, DAO cũng có nhiệm vụ phê duyệt các chương trình Yield để người dùng dễ dàng tiếp cận với các vault. Các khoản vay tối đa sẽ được quyết định dựa trên khả năng phân tích rủi ro của loại tài sản đó.
MER token là gì?
Những thông tin được chúng tôi đề cập ở trên đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về dự án Mercurial Finance. Tuy nhiên, bạn có biết điều gì khiến cho Mercurial trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm không? Đó chính là MER – Đồng tiền điện tử chính thức của dự án Mercurial.
Thông tin cơ bản
MER là native token của dự án Mercurial, chúng được phát hành nhằm phục vụ những nhu cầu của người dùng và các nhà phát triển dự án. Một số thông tin cơ bản mà bạn cần nắm rõ về MER như sau:
- Token Name: Mercurial Finance
- Ticker: MER
- Blockchain: Solana
- Token tiêu chuẩn: SPL-20
- Dạng token: Utility, Governance
Mục đích sử dụng của MER token
MER token được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chính trong việc sử dụng MER đó là:
- Thanh toán: Đồng tiền điện tử MER có khả năng thanh toán các chi phí giao dịch trong nền tảng Mercurial. Do đó, những người sở hữu MER có thể sử dụng chúng để làm phí giao dịch.
- Làm phần thưởng: MER cũng được sử dụng làm phần thưởng dành cho những người tham gia có đóng góp cho sự phát triển của dự án. Thông thường, người dùng khi tham gia staking sẽ được nhận MER.
- Mint ra các đồng tiền ổn định khác: Bằng cách mint MER token mà người dùng có thể tìm ra các đồng tiền ổn định khác.
- Quản trị: Những ai nắm giữ MER coin sẽ có quyền tham gia vào việc phát triển nền tảng bằng cách bỏ phiếu.
MER token Allocation
Nhằm giúp người dùng có thể tiếp cận MER token một cách dễ dàng nhất có thể, các nhà phát triển đã phân bổ MER token như sau:
Lượng phân bổ MER token
Trong đó:
- Seed Round: 20% số token được phát hành.
- Private Sale: 5% số token được phát hành.
- Team phát triển & cố vấn: 20% số token được phát hành.
- IEO: 1% số token được phát hành.
- Phần thưởng cung cấp thanh khoản: 30% số token được phát hành.
- Phát triển hệ sinh thái: 20% số token được phát hành.
Có thể bạn quan tâm: Clover Finance là gì? Tìm hiểu dự án Clover Finance & CLV Coin
Nên lưu trữ MER token ở loại ví nào?
MER thuộc dạng token SPL-20 nên các bạn có thể lựa chọn các loại ví như: Sollet hoặc Coin98Wallet để lưu trữ. Đây đều là các loại ví được nhiều người sử dụng trên thị trường hiện nay. Chưa kể, mức độ bảo mật của chúng cũng được đánh giá rất cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lưu trữ token tại các loại ví này nhé.
Làm thế nào để kiếm và sở hữu MER coin?
MER coin của dự án Mercurial Finance hiện chưa được niêm yết tại bất kỳ sàn giao dịch nào. Bên cạnh đó, các nhà phát triển của dự án cũng chưa cập nhật thông tin về cách kiếm và sở hữu MER token. Do đó, các bạn sẽ phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa để biết cách sở hữu MER coin.
Và để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào liên quan tới MER coin thì các bạn hãy bật thông báo các bài viết của Beat Đầu Tư để được cập nhật tin tức nhanh chóng nhất nhé.
Đánh giá chung về Mercurial Finance
Nhìn chung về dự án Mercurial Finance thì đây là một giải pháp tuyệt vời dành cho các vấn đề xung quanh Stable coin tại AMM. Dự án này được trang bị đầy đủ tính năng và các chức năng cần thiết để giúp người dùng trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, với những điều đó thì chúng ta sẽ không thể nào đánh giá chính xác tiềm năng của Mercurial.
Để biết được dự án này có thể đi xa được đến đâu trong tương lai thì chắc chắn phải nhờ vào công sức của đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư.
Đội ngũ phát triển
Một dự án đầy tiềm năng như Mercurial Finance chắc chắn phải có một đội ngũ đứng sau đầy kinh nghiệm. Và sự thật đúng là như vậy, các thành viên chủ chốt của dự án Mercurial đều là các kỹ sư từng làm việc trong các công ty lớn như: Binance, Kyber,…Có thể kể tới một vài cái tên nổi bật như sau:
- Siong – Lead: Là kỹ sư của dự án Envoy và Expa.
- Ming – Co-Lead: Là cố vấn chiến lược của các dự án như: Instadapp, Kyber Network,..
- Loi – Co-Founder Advisor: Người thành lập Kyber Network. Điểm đáng chú ý là Loi đã từng lọt vào bảng xếp hạng danh giá Forbes 30 under 30 tại Châu Á vào năm 2017 cùng với nhiều giải thưởng xuất sắc khác.
- Andrew – Head Researcher: Anh là kỹ sư trưởng của dự án Kyber Network và cũng là tác giả của DMM Protocol. Hiện anh đang thực hiện công việc nghiên cứu chuyên sâu vào nền tảng AMM và hệ thống DeFi. Được biết, Andrew đã từng đạt giải nhất trong cuộc thi Olympic toán học cho sinh viên Việt Nam vào năm 2010.
Investor
Không chỉ trở nên nổi bật với những thành viên trong đội ngũ phát triển dự án, Mercurial Finance cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm khi được các nhà đầu tư lớn trên thế giới để ý. Đó chính là các tổ chức: Bobby Ong (Coingecko), Coin98, Gate.io, Kyros Ventures,…
Nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư lớn như thế này, chắc chắn tiềm năng phát triển trong tương lai của Mercurial là một chuyện không thể đùa được đâu đó.
Tương lai của Mercurial Finance
Mercurial Finance là một dự án giao thức cung cấp các loại tài sản tổng hợp trên nền tảng Blockchain Solana. Có thể nói rằng Solana là một trong những hệ sinh thái màu mỡ và giàu tiềm năng nhất trên thị trường hiện nay. Trong khi đó, các mạng lưới như Ethereum hay Binance Smart Chain đang dần bị quá tải khi số lượng người dùng trở nên quá lớn, không thể kiểm soát được.
Vì thế, lựa chọn blockchain Solana chính là quyết định tối ưu và hợp lý nhất của các nhà phát triển dự án. Họ thấy được tiềm năng từ blockchain này và nhờ đó mà dự án Mercurial sẽ nhận được nhiều sự quan tâm đến từ cộng đồng hơn.
Chưa kể, với sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư lớn, cùng với kinh nghiệm của các nhà sáng lập, chắc chắn dự án Mercurial sẽ bùng nổ trong tương lai. Trong tương lai gần, khi đồng tiền điện tử MER của dự án được niêm yết trên các sàn giao dịch, đó cũng chính là lúc Mercurial bước gần đến thành công và thu về cho mình lợi nhuận đáng kể.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dự đoán ở thời điểm hiện tại. Chúng ta sẽ không thể biết được rằng chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Mercurial có thể bùng nổ hoặc chìm nghỉm trong thời gian tới. Do đó, các bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ, tìm hiểu thật nhiều thông tin về dự án để đảm bảo rằng mình sẽ thu được lợi nhuận tốt từ dự án này.
Quyết định đầu tư hoàn toàn phụ thuộc ở bạn. Nếu bạn cho rằng Mercurial sẽ có bước tiến lớn trong tương lai thì đừng ngại ngần việc đầu tư. Ngược lại, nếu bạn cho rằng dự án này sẽ không thể trụ nổi trong thời gian sắp tới thì hãy tìm cho mình một dự án tiềm năng khác để đầu tư nhé.
Có thể bạn quan tâm: Solstarter là gì? Tìm hiểu về dự án Solstarter & SOS coin
Như vậy, mọi thông tin về dự án Mercurial Finance và đồng tiền điện tử MER đã được cung cấp toàn bộ tới các bạn. Mong rằng các bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất về có nên đầu tư vào MER hay không. Chúc các bạn thật thành công trên con đường đầu tư mà bạn đã lựa chọn.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!