arrow-up
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT COIN NÂNG CAO

Tìm hiểu về mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave từ A-Z

Coin PHÂN TÍCH KỸ THUẬT COIN NÂNG CAO Tìm hiểu về mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave từ A-Z
Bá Nghĩa
10/07/2021
22:08 Chiều

Thị trường tài chính hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và chú ý tới. Để thành công và thu được nhiều lợi nhuận từ thị trường này, bắt buộc người tham gia phải có thật nhiều kiến thức. Đặc biệt là những kiến thức về mô hình sóng. Vậy mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave là gì? Ý nghĩa của mô hình sóng này là như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin bổ ích và giải đáp toàn bộ câu hỏi của các bạn ở dưới đây.

Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave là gì?

Nếu như sóng đẩy là loại sóng thuận theo xu hướng của thị trường tài chính hiện tại thì sóng điều chỉnh chính là loại sóng ngược lại.

Sóng điều chỉnh hay còn được gọi là sóng hồi, là các con sóng đi ngược xu hướng và cũng là loại sóng giúp kết nối sóng đẩy lại với nhau. Một sóng điều chỉnh luôn có 3 sóng cấp dưới được đánh dấu theo các chữ cái A – B – C và chuyển động ngược hướng với xu hướng của sóng đẩy (Impulse Wave).

Mô hình sóng điều chỉnh - Corrective Wave là gì? Có bao nhiêu dạng mô hình sóng điều chỉnh?
Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave là gì? Có bao nhiêu dạng mô hình sóng điều chỉnh?

Theo như quá trình nghiên cứu của Elliot, ông cho rằng có 21 mô hình sóng điều chỉnh A – B – C được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình đó đều bắt nguồn từ những mẫu mô hình đơn giản dễ nhớ và được áp dụng cho cả chu kỳ tăng và chu kỳ giảm, đó là các mô hình sau:

  • Mô hình sóng điều chỉnh Zigzag ( Sóng chữ Z )
  • Mô hình sóng điều chỉnh phẳng ( Sóng chữ N )
  • Mô hình sóng điều chỉnh tam giác
  • Mô hình sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex )

Có thể bạn quan tâm: Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn cách giao dịch theo sóng Elliott

Các dạng mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave

Như đã được tìm hiểu ở trên, Elliot đã chỉ ra 4 loại mẫu mô hình sóng điều chỉnh đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể ghi nhớ một cách dễ dàng. Để giúp các bạn nắm rõ thông tin hơn, chúng ta hãy đi cùng nhau tìm hiểu sâu về các dạng mô hình sóng điều chỉnh ở dưới đây nhé.

Mô hình sóng điều chỉnh hình chữ Z ( Zigzag )

Giống với tên gọi của chúng, loại mô hình sóng này được cấu tạo nên từ 3 sóng nhỏ, từ đó tạo nên chữ Z. Đối với những người mới tham gia thị trường tài chính thì rất khó để phân biệt sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Thông thường, sóng đẩy sẽ được ký hiệu bằng chữ số từ 1 – 5 còn sóng điều chỉnh sẽ được ký hiệu theo chữ cái ABC.

Mô hình song điều chỉnh - Corrective Wave dạng hình chữ Z được cấu tạo từ 3 sóng nhỏ
Mô hình song điều chỉnh – Corrective Wave dạng hình chữ Z được cấu tạo từ 3 sóng nhỏ

Một vài quy tắc mà bạn New Trader cần nhớ đối với mô hình sóng điều chỉnh Zigzag chính là:

  • Sóng A phải theo mô hình Impulse hoặc mô hình Leading Diagonal
  • Sóng B chỉ là mô hình sóng điều chỉnh và phải ngắn hơn sóng A về khoảng cách giá
  • Sóng C phải theo mô hình Impulse hoặc mô hình Ending Diagonal
  • Thông thường nếu sóng A theo mô hình Leading Diagonal thì sóng C sẽ là Ending Diagonal

Ngoài ra, sóng điều chỉnh Zigzag còn có những biến thể khác như:

  • Mô hình sóng Zigzag Running: Với mô hình sóng Zigzag Running, điểm cuối của sóng C sẽ không vượt qua điểm cuối của sóng A
  • Mô hình sóng Zigzag Elongated: Với mô hình sóng Zigzag Elongated thì sóng C sẽ dài hơn sóng A và có thể đạt tới độ dài gấp 2 lần sóng A.

Mô hình sóng điều chỉnh chữ N ( Flat )

Sóng điều chỉnh Flat là những loại sóng đi ngang. Điều đặc biệt trong mô hình sóng điều chỉnh Flat chính là độ dài của các sóng tương đối đồng đều. Sóng B chuyển động ngược với sóng A và sóng C chuyển động ngược lại với sóng B. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt khỏi điểm ban đầu của sóng A.

Mô hình sóng điều chỉnh Flat có tác dụng cho thấy tín hiệu củng cố hơn là hiệu chỉnh và biểu thị sự vững chắc của thị trường. Cũng giống với mô hình sóng Zigzag, Flat cũng có 3 loại biến thể khác, bao gồm:

  • Mô hình Flat Irregular: Trong mô hình này, đỉnh của sóng B cao hơn đỉnh của sóng A, sóng C vượt khỏi phạm vi đáy của sóng A. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong chu kì giá lên còn khi chu trình giá giảm sẽ xuất hiện tình trạng ngược lại.
  • Mô hình Flat Running: Với mô hình Flat Running, điểm cuối của sóng không vượt qua điểm cuối của sóng A.
  • Mô hình Flat Elongated: Mô hình Flat Elongated có điểm đặc biệt là sóng C dài hơn sóng A, có thể dài gấp 2.618 lần so với sóng A.
Những dạng mô hình Flat mà những người mới tham gia thị trường tài chính Forex cần biết
Những dạng mô hình Flat mà những người mới tham gia thị trường tài chính Forex cần biết

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu mọi kiến thức liên quan đến mô hình sóng đẩy – Impulse Wave

Mô hình sóng điều chỉnh tam giác

Mô hình sóng điều chỉnh tam giác là loại mô hình điều chỉnh nằm giữa những đường xu hướng hội tụ hoặc phân kỳ. Loại mô hình này được tạo bởi 5 loại sóng đi ngược với đường xu hướng trong trạng thái đi ngang. Thông thường những hình tam giác biểu thị cho mô hình sóng này đó là tam giác cân, tam giác giảm dần, tăng dần hoặc mở rộng.

Mô hình sóng điều chỉnh tam giác nằm giữa những đường xu hướng hội tụ hoặc phân kỳ
Mô hình sóng điều chỉnh tam giác nằm giữa những đường xu hướng hội tụ hoặc phân kỳ

Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave dạng tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ 4 và ngay trước vận động cuối của sóng theo xu hướng chính. Không chỉ vậy, chúng cũng xuất hiện tại sóng B trong mô hình hiệu chỉnh A – B – C. Có lẽ cũng chính vì thế mà trong một xu hướng tăng, các nhà đầu tư thường nhận xét  tam giác là biểu hiện của thị trường đầu cơ giá lên lẫn đầu cơ giá giảm.

Hiểu một cách đơn giản thì mô hình sóng tam giác chính là biểu hiện sự hồi phục của xu hướng tăng và ngược lại, chúng cũng thể hiện  khả năng đạt đỉnh sau một sóng tăng khi giảm giá.

Ngoài ra, sóng điều chỉnh tam giác còn có 2 loại phổ biến đó là:

  • Mô hình Contracting Triangle: Đây là một mô hình khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong loại mô hình này, 2 đường kênh giá AC và BD hội tụ lại với nhau.
  • Mô hình Expanding Triangle: Loại mô hình này ít phổ biến hơn so với Contracting Triangle. Trong mô hình này, 2 đường kênh giá AC và BD mở rộng dần ra phía bên phải và có những quy tắc riêng biệt.
Mô hình sóng điều chỉnh - Corrective Wave dạng tam giác còn được chia ra thành 2 loại phổ biến bao gồm: Mô hình Contracting Triangle và mô hình Expanding Triangle
Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave dạng tam giác còn được chia ra thành 2 loại phổ biến bao gồm: Mô hình Contracting Triangle và mô hình Expanding Triangle

Mô hình sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex )

Loại sóng điều chỉnh dạng phức tạp thường rơi vào hai dạng chính là sóng chữ Z kép và thậm chí là sóng 3 chữ Z ( Dạng hiếm gặp ). Về bản chất, mô hình sóng điều chỉnh dạng phức tạp chính là biến thể của sóng chữ Z.

Tuy nhiên, nếu nắm rõ được những kiến thức cơ bản về các loại sóng này sẽ giúp các bạn tạo thêm được nhiều cơ hội tốt và nghĩ ra chiến lược giao dịch tiếp theo một cách dễ dàng hơn.

Mô hình sóng điều chỉnh dạng Complex bản chất chính là sóng chữ Z nhưng được biến thể thành nhiều loại phức tạp hơn
Mô hình sóng điều chỉnh dạng Complex bản chất chính là sóng chữ Z nhưng được biến thể thành nhiều loại phức tạp hơn

Có thể bạn quan tâm: Mô hình Con bướm – Butterfly pattern là gì? Cách giao dịch với Butterfly pattern

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Beat Đầu Tư muốn gửi tới các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Mong rằng các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave và nắm rõ về các dạng của chúng. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

Rate this post

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/