Lý thuyết Dow là gì? Kiến thức nhập môn cho mọi trader
Phân tích kỹ thuật luôn là bước cơ bản để trader có thêm căn cứ, phán đoán thực hiện các giao dịch. Nếu từng tìm hiểu qua kiến thức nền tảng về phân tích kỹ thuật, hẳn nhiều trader đã ít nhất một lần nghe đến lý thuyết Dow. Vậy thực chất lý thuyết Dow là gì? Vì sao đây lại là kiến thức nền tảng cho mọi nhà giao dịch?
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow đóng vai trò như kiến thức nền móng trong phân tích kỹ thuật. Nó là nền tảng tiên khởi để hình thành nhiều lý thuyết giao dịch khác trong đầu tài chính, ngoại trừ Ichimoku do người Nhật đề xuất. Nói chung, hầu hết lý thuyết giao dịch hiện nay đều xây dựng theo tiên đề của Dow.
Lý thuyết Dow giúp mọi người có thể giải thích các biến động xảy ra trên thị trường nói chung. Hoặc sự tăng giảm của từng loại hình tài sản giao dịch cụ thể.
Chẳng hạn như với thị trường chứng khoán, diễn biến tăng giảm của một vài nhóm cổ phiếu thường ngược với xu hướng chung. Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ cho rằng sẽ có khoảng ¾ cổ phiếu đi theo xu hướng chính của thị trường.
Đó chỉ là ví dụ giải thích nhỏ theo lý thuyết Dow. Nếu tìm hiểu tường tận tiên đề của Dow còn vô số kiến thức nền tảng quan trọng phục xây dựng hệ thống lý thuyết phân tích kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm: Cách phân tích kỹ thuật trade coin “đánh nhanh thắng nhanh”
Lịch sử ra đời của lý thuyết Dow
Người khai sinh ra lý thuyết Dow không ai khác chính là Charles H. Dow. Ông từng đề cập đến lý thuyết nền tảng này trong một bài xã luận đăng trên Wall Street Journal.
Trong bài viết của mình, ông tin rằng cách thức thị trường phản ứng sẽ cho biết thị phần lúc đó đang đầy xung lực hay dần suy yếu. Nếu xác định rõ tình trạng sức khỏe thị trường, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động tìm ra cơ hội kiếm lời.
Tuy nhiên đến năm 1902, Charles H. Dow bỗng qua đời bất ngờ, mọi tài liệu nghiên cứu của ông vẫn ở trạng thái để ngỏ. Lúc này, người cộng sự William P. Hamilton từng làm việc với Dow đã thay thế người bạn quá cố đảm nhiệm chức biên tập cho Wall Street Journal. Đồng thời, William còn bắt tay tiếp tục hoàn thiện lý thuyết Dow.
Tiếp nối Dow và William, 3 nhà nghiên cứu khác là Robert Rhea, E. George Schaefer và Richard Russell đã tiếp hoàn thiện những thiếu sót cho lý thuyết Dow. Đến tận năm những 1960, tiên Dow mới chính thức hoàn thiện và ứng dụng cho đến hiện tại.
Đến tận ngày nay, Dow vẫn là một trong những bộ lý thuyết chuyên sâu hàng đầu về phân tích kỹ thuật. Không còn gói gọn vào thị trường chứng khoán như ban đầu, lý thuyết Dow còn được đem ra áp dụng tại nhiều thị trường giao dịch khác.
3 Giả định nền tảng trong lý thuyết Dow
Muốn một lý thuyết bất kỳ được công nhận, nhà nghiên cứu phải tìm cách chứng minh hoặc đưa ra giả định sắc bén. Trong lý thuyết Dow, các nhà nghiên cứu đã triển khai 3 giả định cho mệnh đề họ đã đặt ra.
Xu hướng không thể bị thao túng bởi bất kỳ ai
Trong một thị trường khi xu hướng đã chính thức được xác lập, không một ai có thể đảo ngược xu hướng này. Chẳng hạn khi giá đang giảm, nó luôn tiếp tục giảm đến khi xuất hiện đảo chiều từ giảm sang tăng.
Đối với thị trường chứng khoán với khối lượng giao dịch siêu khủng, thực sự rất khó để một ai đó có thể đủ sức chi phối diễn biến tăng giảm. Mọi hành động kiểm soát thị trường không những gần như bất khả thi mà con tạo cho bên có ý định thao túng thị trường gặp rủi ro lớn.
Trong một số trường hợp, người có thể khiến xu hướng đảo ngược nhẹ nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Nó đơn thuần giống như hành động điều chỉnh, củng cố vững chắc cho xu hướng chính. Hoạt động thao túng này thường chỉ xảy ra ở thị trường phái sinh, vào thời điểm cuối phiên khi chốt hợp đồng.
Còn với thị trường chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn, mưu đồ kiểm soát rất khó để thực thi. Tuy nhiên một số tổ chức có thể lợi dụng nhóm cổ phiếu riêng lẻ, vốn hóa nhỏ, tiến hành lập nhiều tài khoản giao dịch để thao túng giá. Kết hợp với luồn tin tức tốt hoặc xấu và nguồn cung đủ mạnh, người ta vẫn có khả năng tác động phần nào đến thị trường.
Tình trạng này vẫn diễn ra ở những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam. Tuy nhiên, đây được xem là hành động thao túng giá bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tất cả đều phản ánh vào giá
Theo như tiên đề cơ bản trong lý thuyết Dow, mọi yếu tố thông tin trong quá khứ, hiện tại, thậm chí cả tương lai đều phản ánh vào giá. Thực chất, giá cả giống như thước đo phản ánh mức độ kỳ vọng họp hoặc tuyệt vọng của mọi Đối tượng tham gia vào thị trường. Nhìn vào giá, chuyên gia dễ dàng đoán định sức khỏe của thị trường.
Các dạng thông tin như điều chỉnh lãi suất, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, biến động chính trị,.. Đều tác động lên giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài xu hướng chính không dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin kiểu này.
Giả dụ: Thị trường đang trong xu hướng tăng nhưng một luồng thông tin xấu bất ngờ xuất hiện. Khi đó, giá thường giảm phản ánh tâm lý lo sợ của nhà đầu tư. Thế nhưng chị không lâu sau đó là cách tăng trở lại duy trì xu hướng chính. Như vậy, thông tin xấu chỉ có khả năng tác động đến giá trong thời gian ngắn.
Ngược lại khi xuất thông tin tốt, giá cổ phiếu rất khó tặng bởi chúng đã nằm trong xu hướng tăng trước đó. Chẳng hạn, cổ phiếu X đã tăng từ 5.000 đến 10.000, sau đó truyền thông đưa thông tin tốt, giá cổ phiếu sẽ không thể tiếp tục tăng.
Nếu X tiếp tục tăng, giá trị của nó đang không đúng với thực tế. Trong một số trường hợp, thị trường thậm chí còn phản ánh trước cả khi một thông tin nào đó xuất hiện để tác động đến giá.
Trong trường hợp xu chính bắt đầu yếu thế, việc đảo ngược xu hướng gần như là tất yếu thì cho dù có bao nhiêu luồng tin tốt, chúng vẫn không thể cản trở sự thay đổi tất yếu của thị trường.
Lý thuyết Dow không phải chén thánh
Không ai có phủ định tính đúng đắn của lý thuyết Dow. Tuy vậy, bạn không nên chỉ dựa không vào lý thuyết này theo phân tích chủ quan. Thay vào đó, bạn phải phân biệt dựa trên cái nhìn khách quan, đừng áp ý muốn kỳ vọng của mình vào khâu nhận định.
Sự phân tích lệch lạc như vậy dễ làm lại đưa ra quyết định đầu tư sai lầm dẫn đến thua lỗ. Nói lý thuyết Dow không phải chén thánh có nghĩa lý thuyết này sẽ bị áp dụng sai khi nhà phân tích bị chi phối quá nhiều bởi sự chủ quan trong đánh giá. Cùng với một lý thuyết nhưng người này áp dụng thành công, người kia lại triển khai thất bại chính là vậy.
Lý thuyết Dow tỏ ra rất hiệu quả khi hỗ trợ nhà đầu tư xác định xu hướng chính. Tuy nhiên nếu áp dụng Dow vào các xu hướng ngắn hạn, kết quả phân tích có nguy cơ bị lệch lạc, không chuẩn xác.
Sau khi phân tích 3 tiên đề cơ bản trên, bạn có lẽ đã hiểu hơn định nghĩa lý thuyết Dow là gì. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về 6 nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết Dow.
Có thể bạn quan tâm: Xu hướng là gì? Cách xác định xu hướng thị trường hiệu quả nhất
6 Nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết Dow
Để vận dụng hiệu quả lý thuyết vào trong thực tế, mỗi nhà đầu tư nên nắm rõ 6 nguyên lý cơ bản của bộ tiên đề Dow.
# 1: Giá phản ánh mọi thứ
Có nghĩa mọi thứ có mặt trong thị trường đều quy về giá. Và giá cả sẽ phản ánh toàn bộ các khía cạnh liên quan đến thị trường, bao gồm tất cả các yếu tố. Chẳng hạn như mức thu nhập, khối lượng giao dịch, tiềm lực của từng tham gia,..
Lý thuyết Dow hoạt động dựa trên cơ sở cho rằng thị trường đang hiệu quả, nội dung phản ánh chính xác. Tuy vậy điều này có vẻ như hơi trái ngược với tính chất của phương pháp phân tích cơ bản.
#2: Thị trường luôn tồn tại 3 xu thế chính
3 Xu thế ở đây bao gồm xu hướng chính, phụ và nhỏ. Mỗi xu thế lại phản ánh đặc điểm riêng của thị trường trong tư từng thời điểm.
Xu thế chính
Hay còn gọi là xu thế cấp 1. Nó lại tiếp tục chia ra 2 nhóm, bao gồm xu thế tặng và xu thế giảm. Hai xu thế này kìm hãm sự phát triển của nhau.
Chẳng hạn: Cuối năm 2019 khi nền kinh tế thế giới đang đi lên, đại dịch Covid xuất hiện khiển tất cả mọi thứ đảo lộn. Bước sang năm 2020 và đầu năm 2021 nền kinh tế thế giới gần như rơi vào tình trạng ngủ đông, mọi chỉ số phát triển chiều đi xuống. Lúc này, xu thế giảm đã áp đảo hoàn toàn xu thế tăng.
Theo như lý thuyết Dow, xu thế chính có khả năng duy trì ảnh hưởng đến thời gian dài cả năm. Nhưng cho dù nó kéo dài bao lâu thì vẫn có thể bị đảo ngược bởi một tín hiệu đảo chiều xuất hiện bất ngờ vào một thời điểm nào đó.
Cũng theo như nhận định của Dow, xu thế chính luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt hướng đi của thị trường. Nó tác động trực tiếp đến đến giá cả chung của thị trường và xu thế còn lại. Với tầm quan trọng như vậy, nhà đầu tư cần phải nắm bắt xu hướng chính và giao dịch dựa theo xu hướng này.
Xu thế phụ
Xu thế phụ còn được xem như giai đoạn tạo đà cho sự hình thành của xu hướng chính. Thông thường, xu thế phụ luôn ngược chiều so với xu thế chính. Có nghĩa nếu chính tăng thì phụ lại điều chỉnh giảm và ngược lại.
Mỗi xu thế phụ thường chỉ kéo dài trong vòng 3 tuần đến 3 tháng. Nói chung, nó chỉ diễn trong trung hạn, không quá dài cũng không quá ngắn.
Xu thế nhỏ
Dạng xu thế này chỉ kéo dài không đến 3 tuần. Xu thế nhỏ có tác dụng điều chỉnh, ngược với xu thế phụ. Chính bởi thời gian hoạt động diễn ra tương đối ngắn nên phần lớn nhà giao dịch sẽ không quan tâm nhiều đến xu thế nhỏ.
Thế nhưng không bị vậy mà bạn lờ đi sự tồn tại của xu thế nhỏ. Bởi nhiều đợt sóng nhỏ vẫn đủ khả năng để tác động đến cả xu thế chính và xu thế phụ. Trader đầu tư theo dạng lướt sóng sẽ tận dụng xu hướng nhỏ để đầu tư nhanh, chốt lời nhanh.
#3: Một xu thế luôn có 3 giai đoạn
Với xu thế tăng hay giảm, chúng đều diễn biến theo 3 giai đoạn. Việc nhận biết từng giai đoạn có tính quyết định đến hiệu quả giao dịch.
3 Giai đoạn trong xu thế tăng
Xu thế tăng sẽ được củng cố theo 3 giai đoạn. Bao gồm giai đoạn tích lũy, bùng nội và quá độ.
Giai đoạn quá tích lũy
Giai đoạn tích lũy chỉ diễn ra trong ngắn hạn, khởi đầu cho một xu thế tăng. Trong giai đoạn này số lượng trader vẫn còn thấp bởi chưa nhìn người nhận ra đây là giai đoạn hình thành xu thế tăng.
Giao dịch tích lũy sẽ xuất hiện ở cuối thời kỳ của xu hướng giảm. Đây là mọi thứ như đang chìm vào trong bóng đêm tuyệt vọng. Nếu nắm bắt tốt thời cơ, đây cũng đồng thời là lúc thị trường trao cho bạn cơ hội kiếm lời khủng nhất. Bởi lúc này, hầu hết nhà đầu tư đã buông xuôi trước hàng loạt tin tức xấu, bên mua vào trước đó đã rơi vào thế tuyệt vọng.
Áp lực bán ra gần như đã tới đỉnh điểm. Nếu lựa chọn mua vào lúc này, trader vừa có nhiều lựa chọn, vừa có hưởng mức gì thấp chưa từng có. Vậy nhưng, giai đoạn tích lũy lại rất khó nhận biết. Vì người ta không bán chắc giá dừng lại tại đó hay còn tiếp tục giảm.
Giai đoạn bùng nổ
Thời điểm này số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường đã nhiều hơn giai đoạn tích lũy. Nhà đầu tư lúc này dần nhận ra thị trường đã tốt dần, họ cho rằng đây là thời điểm lý tưởng để mua vào và chờ giá lên.
Tâm lý tuyệt vọng gần như đã không còn nhường chỗ cho kỳ vọng tăng giá. Không những vậy, thị trường còn liên tiếp xuất hiện thông tin tốt, thu hút theo số lượng lớn nhà đầu tư tham gia thị trường.
Giai đoạn bùng nổ luôn kéo dài nhất trong 3 giai đoạn của một xu thế tăng giá. Tính thanh khoản của thị trường lúc này cũng gần cao nhất, nhà đầu tư dễ kiếm lời thông qua các giao dịch mua bán.
Giai đoạn quá độ
Thị trường đến một thời điểm nào đó sẽ không thể tiếp tục tăng giá sau chuỗi ngày tăng liên tiếp. Phe mua dần yếu thế là điều hoàn toàn dễ hiểu, đương nhiên phe bán phải bùng lên áp đảo. Nhà đầu tư đã mua trước đó có xu hướng bán ra mạnh.
Cũng trong giai đoạn này, một bộ phận nhà đầu tư cuối cùng mới nhảy vào thị trường. Họ tìm cách mua vào hy vọng giá tiếp tục tăng. Thế nhưng lực mua này hoàn toàn lép vế so với lực bán ra. Và khi giá đột ngột giảm, họ chính là người chịu thua lỗ nặng nề nhất.
3 Giai đoạn trong xu thế giảm
Tương tự như xu thế tăng, một xu thế giảm cũng diễn biến theo 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn phân phối, giảm và tuyệt vọng.
Giai đoạn phân phối
Trong một xu thế giảm luôn được bắt đầu bằng một giai đoạn phân phối. Nó liền với giai đoạn quá độ của xu thế tăng. Thời điểm này, giới đầu tư cá mập tích cực đổ hàng ra thị trường.
Khi đó, số lượng nhà đầu tư tham gia rất đông với hy vọng thị trường tiếp tục tăng giá. Họ tràn đầy kỳ vọng vào sức tăng của thị trường. Nhóm người này không biết rằng họ đang đu đỉnh và sắp bị vỡ mộng.
Vì giá đã tăng quá mất trước đó, nó gần như đã đạt đỉnh và không thể tiếp tục tăng hơn nữa. Xu thế giảm là điều tất yếu.
Giai đoạn phân phối
Lúc này, giá bắt đầu lao dốc mạnh. Mặt khác việc xuất hiện ngày càng nhiều thông tin xấu khiến nhà đầu tư bên ngoài không dám nhảy vào thị trường. Trong khi những người mua vào trước đó lại bắt đầu rơi vào trạng thái lo lắng, họ tìm cách bán tháo để giảm thiểu thiệt hại. Điều này làm cho giá ngày càng bị kéo xuống mạnh hơn.
Giai đoạn tuyệt vọng
Nhà đầu tư mua vào trước đó dường như không còn giữ nổi bình tĩnh, họ hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng, tìm mọi cách để bán tháo. Thị trường chìm trong sắc đỏ khiến nhà đầu tư bình tĩnh nhất cũng phải run sợ.
Người tham gia thị trường lúc này dường như không còn quan tâm nhiều đến giá cả. Điều họ mong muốn nhất là thoát ngay ra khỏi thị trường rực lửa, không chút hy vọng này. Tuy nhiên phía cuối đường hầm lại chính là cơ hội mở ra ánh sáng. Đây có thể xem thời kỳ đầu của giai đoạn tích lũy trong xu hướng tăng giá.
Vòng tuần hoàn tăng giảm cứ lập đi lập lại như vậy cả thế kỷ nay kể từ khi thị trường chứng khoán toàn cầu đi vào hoạt động. Đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần thị trường không sụp đổ, họ vẫn luôn có cơ hội để làm lại từ đầu.
#4: Chỉ số bình quân cần hỗ trợ lẫn nhau
Theo như Dow, thị trường nếu muốn đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc ngược đòi hỏi phải có sự khác nhận của hai chỉ số. Theo đó trong thị trường truyền thống thì hai chỉ số đó sẽ là chỉ số công nghiệp và đường sắt. Như vậy, có nghĩa những tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ phải có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Chẳng hạn, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones cho thấy một xu thế tăng sẽ xuất hiện, nhưng chỉ số vẫn tại Dow Jones lại vẫn hoạt động trong xu thế giảm. Nếu như 2 chỉ số này trái ngược nhau như vậy không thể hội tụ đủ điều kiện để hình thành một hướng thế tăng.
#5: Khối lượng giao dịch quyết định đến xu hướng
Biến giá hình thành dựa trên các tín hiệu giao dịch mua đi bán lại. Do đó, khối lượng giao dịch là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định xu hướng.
Theo như lý thuyết Dow, các nhà nghiên cứu cho rằng trong một xu hướng tăng giá, khối lượng giao dịch sẽ luôn tăng theo giá trị. Còn trong một xu hướng giảm giá, khối lượng giao dịch lại giảm theo đà giảm giá.
Vậy nếu như khối lượng giao dịch đi ngược lại với xu hướng thì sao? Đây được xem như dấu hiệu cho biết xu hướng hiện tại đã yếu dần và sắp diễn ra một đợt đảo chiều.
#6: Xu hướng chính tồn tại đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều
Điểm mối chốt khi phán đoán xu hướng chính là để nhà đầu tư không giao dịch ngược chiều với xu hướng. Dow khẳng định rằng xu hướng chính vẫn tồn tại đến khi tín hiệu đảo chiều xuất hiện.
Khi ấy, nhà đầu tư phải học cách kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu đảo chiều thực sự rõ ràng. Vì trong một xu hướng chính luôn tồn tại những xu hướng phụ và nhỏ hơn. Chúng dễ tạo ra tín hiệu đánh lừa nhà đầu tư thông qua điều chỉnh tăng, giảm trong ngắn hạn.
Lý thuyết Dow và sóng Elliott
Lý thuyết Dow giữ vai trò như nền tảng, tiên đề để xây dựng hệ thống lý thuyết hiện đại. Một trong những lý thuyết kế thừa hoàn hảo của Dow chính là sóng Elliott. Khi mà thị trường chứng khoán ngày mọi biến chuyển mạnh mẽ theo nhu cầu của thời đại, số lượng người trung thu với lý thuyết Dow không còn đông đảo như trước.
Theo như phía người ủng hộ quan điểm đánh giá bảo thủ, khi tìm cách xác định đảo chiều dễ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận. Vì nếu đối chiếu theo lý thuyết Dow, đảo chiều chỉ thực sự chắc chắn khi xuất hiện nguồn tín hiệu rõ ràng. Và như thế, giá đã đi một khoảng dài trước khi được Dow xác nhận.
Vậy nên, nhà đầu tư hiện nay có xu hướng chuyển sang áp dụng lý thuyết sóng Elliott khi phân tích xu hướng. Lý thuyết này ra đời sau nên đã bắt kịp những thay đổi của thời đại, thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống ngày nay.
Tham khảo thông tin chi tiết: Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn cách giao dịch theo sóng Elliott
2 Hạn chế lớn nhất của lý thuyết Dow
Trong phân tích kỹ thuật không có một công cụ hay lý thuyết nào là hoàn thiện tuyệt đối. Vẫn luôn còn đó những tồn tại. Với lý thuyết Dow cũng vậy. Nền tảng này đem đến những tiên đề của gần như hiển thị nhưng lại chưa thể trở thành một lý thuyết hoàn hảo về mọi mặt. Độ trễ và chưa thể phân loại xu hướng rõ nét là 2 nhược điểm lớn nhất của lý thuyết Dow.
Độ trễ lớn
Lý thuyết Dow đặc biệt chú trọng đến việc xác định xu hướng chính. Điều này đồng nghĩa bạn phải chờ đợi các tín hiệu rõ ràng như như định thấp nhất, đẩy cao nhất, các mô hình giá,.. Muốn xác định tốt những cơ sở này đòi hỏi nhà đầu tư phải tập trung theo dõi những xu hướng trong ngắn hạn.
Đương nhiên lúc này ba phải mất thêm nhiều thời gian phân tích. Chính vì luôn chờ đợi những tín hiệu rõ ràng nên bạn dễ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận tiềm năng nhất. Đây chính là lý do khiến ngày càng nhiều nhà phân tích chuyển sang áp dụng lý thuyết sóng Elliott.
Chưa thể phân loại rõ ràng xu thế
Theo như phân loại của Dow, thị trường luôn tồn tại 3 xu thế. Bao gồm xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Ba xu thế này hình thành biến động giá tăng giảm trong một khoảng thời gian nào đó.
Tuy nhiên, chính tính chất động giá lại khiến nhà phân tích khó xác định xu thế. Họ dễ bị nhầm lẫn giữa các xu thế. Từ đó đưa ra phán đoán sai và quyết định đầu tư sai.
Tổng kết
Lý thuyết Dow ra đời cách đây đã hơn một thế kỷ. Thế nhưng hiện tại đây vẫn là nền tảng quan trọng cho hệ thống lý thuyết phân tích ra đời sau này. Dow đã chỉ ra những tiên đề hiển nhiên trong hành vi, tâm lý của phần đông các nhà giao dịch cùng tham gia vào một thị trường nào đó.
Tuy nhiên việc quá đi sâu vào xác định xu hướng chính dễ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Hơn nữa, Dow cũng chưa thể hỗ trợ nhà phân tích nhận biết rõ ràng loại xu hướng. Vậy nên, bạn không nên lệ thuộc hoàn toàn vào Dow mà hãy nên cập nhật thêm các lý thuyết mới, bắt kịp diễn biến thời đại. Đến đây, hy vọng định nghĩa lý thuyết Dow là gì đã được Beat Đầu Tư giải đáp rõ ràng!
Mã ID: t2681
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!