arrow-up
Coin

Request Network (REQ) là gì? Tìm hiểu về đồng REQ coin từ A-Z

Coin Request Network (REQ) là gì? Tìm hiểu về đồng REQ coin từ A-Z
Bá Nghĩa
14/03/2024
22:17 Chiều

Request Network (REQ) hiện tại là mạng lưới phi tập trung và sử dụng công nghệ blockchain hỗ trợ quá trình thanh toán được nhanh, rẻ hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa cũng như phương thức hoạt động của mạng lưới này. Chính vì vậy bài viết sau sẽ giải thích đầy đủ REQ là gì, thông tin mới nhất về dự án và đồng tiền ảo REQ coin.

Request Network (REQ) là gì?

Request Network hay REQ là mạng phi tập trung có khả năng cho phép thực hiện thanh toán an toàn giữa người thanh toán và người yêu cầu thanh toán.

Theo đó tất cả thông tin sẽ được lưu trữ trong sổ cái để thực hiện xác thực phi tập trung. Nhờ vào đó mà việc thanh toán trở nên an toàn, nhanh chóng, dễ dàng và rẻ hơn. Bên cạnh đó còn cho phép khả năng tự động hoá được nhiều hơn.

Request Network là gì và những thông tin về REQ
Request Network là gì và những thông tin về REQ

Tính đến thời điểm hiện tại, để có thể trở thành xương sống của ngành thương mại trên toàn thế giới, Request đã tích hợp nên 1 sổ cái chung đáp ứng những đặc tính cơ bản sau:

  • Thông minh vì nó không giống với bất kỳ sổ kế toán tiêu chuẩn hiện nay. Request chính là nguồn gốc của những sàn giao dịch, tích hợp mã thương mại đã được tiến hành máy tính hoá và quản lý hàng ngàn điều khoản thanh toán.
  • Có mức độ phổ biến cao vì được thiết kế nhằm hỗ trợ 100% những giao dịch trên toàn cầu, bất kể ngôn ngữ, luật pháp hoặc loại tiền tệ nào.

Request hiện có thể được xem như 1 layer trên Ethereum 2.0 và cho phép những yêu cầu thanh toán thỏa mãn khuôn khổ pháp lý. Bên cạnh đó cũng có thể coi tiền tệ là công cụ hoàn thành những giao dịch Request. Như vậy, theo ý nghĩa này, Request có tính toàn cầu hơn so với bất kỳ loại tiền tệ có mặt trên thị trường hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Altcoin là gì? Cách nắm bắt cơ hội khi vào mùa Altcoin

 

Advertisement




Cách thức hoạt động của Request Network

Ở thời điểm hiện tại, bất kỳ người dùng nào cũng có khả năng viết trực tiếp lên sổ cái Request cũng như tạo những yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó Request cũng có thể được phát hiện thông qua người nhân đang theo dõi mạng lưới (nhờ vào ví điện tử hoặc những ứng dụng về tài chính trên thị trường hiện nay).

Như vậy nếu như yêu cầu được chấp thuận bởi người dùng thì nó hoàn toàn có thể được thanh toán thông qua một cú click chuột. Ngay sau đó yêu cầu của người dùng sẽ được hoàn thành, đồng thời được cập nhật đầy đủ trên mạng lưới.

Cách thức hoạt động của Request Network trên thị trường hiện nay
Cách thức hoạt động của Request Network trên thị trường hiện nay

Ví dụ minh hoạ

Để hiểu rõ được cách thức hoạt động của REQ, hãy theo dõi ví dụ sau:

Bob yêu cầu Alice thực hiện thanh toán, sau đó anh tiến hành tạo một hoá đơn (yêu cầu) và chuyển nó tới blockchain. Sau đó ví của Alice sẽ phát hiện ra yêu cầu và tiến hành xử lý thanh toán đó.

Đối với trường hợp Bob đang ở trên Amazon còn Alice đang thực hiện mua hàng thì Amazon sẽ tạo một yêu cầu trên blockchain. Khi đó điện thoại của Alice sẽ tiến hành phân tích blockchain, phát hiện yêu cầu và gửi thông báo. Điều cần làm của cô ấy lúc này là đồng ý thanh toán. Như vậy Request sẽ cung cấp.

  • Độ bảo mật cao: vì không nhất thiết phải cung cấp thông tin ngân hàng.
  • Tiết kiệm chi phí: vì quá trình mua hàng không yêu cầu sự có mặt của bên thứ ba ví dụ như Paypal.
  • Đơn giản: Đơn giản vì chỉ cần thực hiện một cú click chuột duy nhất để được thông qua.

Những trường hợp nên sử dụng Request

Là một mạng phi tập trung và có khả năng cho phép thực hiện thanh toán an toàn giữa người thanh toán cũng như người yêu cầu thanh toán Request nên được sử dụng trong những trường hợp sau.

Hoá đơn B2B (B2B invoicing)

Trên thị trường hiện nay, mỗi năm, giữa những công ty phải chia sẻ với nhau lên đến hàng tỷ hoá đơn thanh toán. Hầu hết những hoá đơn này đều được chuyển đi ở dạng giấy, email và phải được sao chép đầy đủ. Chính vì cách thức này mà thường xảy ra một số lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt là khu áp dụng những quy tắc thanh toán hay thuế nâng cao.

Hoá đơn B2B là trường hợp nên sử dụng Request
Hoá đơn B2B là trường hợp nên sử dụng Request

Nhờ vào Request người dùng (các công ty) đều chia sẻ được những hóa đơn quan trọng này thông qua sổ cái. Như vậy sẽ không có bất cứ sự trùng lặp nào bởi lẽ hệ thống kế toán sẽ tự động cài đặt và ngay lập tức cập nhật đầy đủ hoá đơn.

Những công ty đang trong tình trạng chờ thanh toán hoàn toàn có thể phát hiện được ngay lập tức sự chậm trễ này. Thông thường sự chậm trễ này cũng ít khi xảy ra hơn nhờ vào sự phát triển từ hệ thống thanh toán các hóa đơn. Những công ty có khả năng sẽ thực hiện thanh toán ngay vào ngày tối ưu, ở thời điểm được nhận yêu cầu.

Thanh toán online (Online payments)

Ví dụ: Khi mua sắm trên Amazon và được yêu cầu thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, từ đó làm lộ những thông tin nhạy cảm ra ngoài. Đối với Request Network, khi tùy chọn thanh toán, dữ liệu của người dùng hoàn toàn được bảo vệ.

Khi đó Amazon sẽ gửi yêu cầu trực tiếp lên mạng lưới, tài khoản sẽ được phát hiện và yêu cầu thực hiện xác nhận thanh toán của người dùng. Như vậy điều này hoàn toàn có thể kích hoạt yêu cầu chuyển khoản với mức phí thấp nhất và không làm lộ bất cứ thông tin thanh toán nào.

Như vậy hoàn toàn có thể tránh được những khoản thanh toán qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng không lường trước được mà những dịch vụ bị tính phí theo cách ẩn, bởi lẽ nó cung cấp 1 cách thức để xác thực những khoản thanh toán trước khi xảy ra chúng.

Sử dụng Request trong trường hợp thanh toán online
Sử dụng Request trong trường hợp thanh toán online

Đặc điểm nổi bật của Request

Như vậy so với những hệ thống hiện tại, Request có những ưu điểm nổi bật hơn như:

  • Tính bảo mật cao: Đối với Request thông tin thanh toán sẽ không bao giờ bị chia sẻ, không gặp những rủi ro khác như bị ai đó chặn hoặc sử dụng lại thông tin của tài khoản ngân hàng.
  • Giảm chi phí: So với những hình thức khác hiện nay, Request không yêu cầu sự có mặt của những bên thứ ba như Bitpay, Stripe hoặc Paypal. Tất cả đều được tính phí từ 1% tới 7% số tiền gửi và đều là nhà cung cấp. Như vậy Request giúp giảm chi phí vô cùng hiệu quả.
  • Tính đơn giản: Chỉ cần một cú click chuột là có thể thanh toán và hoàn toàn không có bất kỳ lỗi nhập thủ công nào.

Những thông tin cơ bản của REQ token

Dưới đây là những thông tin cơ bản của REQ token:

Token Name Request
Blockchain Ethereum
Token Standard ERC-20
Ticker REQ
Token Type Utility
Contract 0x8f8221afbb33998d8584a2b05749ba73c37a938a
Circulating Supply 998.876.008 REQ
Total Supply 998.877.117 REQ

 Allocation REQ Token

Crowdsale 50%
Team và cố vấn là 15%
Quỹ dự trữ, quỹ phát triển bên ngoài 15%
Quỹ đầu tư ở giai đoạn sớm, những người có đóng cho dự án 20%

 

Những thông tin cơ bản của REQ token
Những thông tin cơ bản của REQ token

REQ token Use Case

Hiện tại rất nhiều người thắc mắc rằng REQ token được dùng để làm gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của REQ token:

  • Incentivize Development on top of the Request Protocol: Request có phần thưởng tự động cho các nền tảng phát triển các ứng dụng và tiện ích tích hợp Request Network. Tất nhiên, phần thưởng này được trả bằng REQ token.
  • Governance: Để duy trì tính linh hoạt và khả năng mở rộng của mình, Request cho phép cộng động sử dụng REQ token để thảo luận hoặc bỏ phiếu cho những quyết định quan trọng của dự án.
  • Monetary Independence: REQ token có tính độc lập về tiền tệ, nó sẽ không bị phụ thuộc vào một loại tiền điện tử nào khác, kể cả ETH. Mặc dù, REQ là token ERC-20.
  • Technical Independence: REQ token được sử dụng để tạo tính linh hoạt, độc lập và khả năng mở rộng trong tầm nhìn dài hạn. Chưa có thông tin chính thức, nhưng Request Network có thể chuyển sang Proof of Stake (PoS) trong tương lai.
  • Facilitate Cross – Currency Exchanges: Request đã hợp tác với Kyber Network để có thể dễ dàng thực hiện trao đổi, chuyển đổi giữa các token khác trong mạng lưới Ethereum.

Phí giao dịch Request Network (REQ)

Khi thực hiện giao dịch REQ token anh em sẽ có thể tốn những chi phí sau:

  • Phí giao dịch Request Network (REQ): Chủ yếu là phí Transaction trong mạng lưới của Ethereum. Tham khảo cách tính phí Transaction ở đây: https://ethgasstation.info/
  • Phí khi nạp rút REQ token ở các sàn giao dịch đã cho phép mua bán đồng REQ: Ngoài ra, anh em sẽ tốn phí khi nạp rút REQ token ở các sàn giao dịch đã cho phép mua bán đồng REQ. Tuỳ theo mỗi sàn quy định mức phí khác nhau.

Đội ngũ phát triển dự án Request Network

Request Network được tạo ra bởi 6 thành viên và cùng đến từ một công ty Moneytis, là một công ty chuyên về dịch vụ chuyển tiền trên toàn cầu. Trong đó ngoài ra nhà sáng lập là Christopher Lassuyt và CTO của dự án Etienne Tatur, thì các thành viên khác trong dự án đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đây là một điểm cộng cho dự án.

Đội ngũ phát triển dự án Request Network
Đội ngũ phát triển dự án Request Network

Ngoài ra, đây là một dự án liên quan đến Blockchain đầu tiên được hỗ trợ bởi Ycombinator, một trong những vườn ươm start-up uy tín nhất thế giới với sự hỗ trợ hàng nghìn start-up và được định giá trên 90 tỷ USD. Anh em có thể xem chi tiết đầy đủ về đội ngũ phát triển của nền tảng tại web của dự án ở bên dưới.

 

Advertisement




Roadmap – Lộ trình phát triển dự án Request Network 2022

Còn về Roadmap 2022, đây là câu hỏi được quan tâm hàng đầu với những ai đang và có ý định sở hữu REQ Coin. Tuy nhiên, roadmap REQ Coin vẫn chưa được công khai.

Beat Đầu Tư sẽ cập nhật liên tục để mang tới anh em những thông tin mới nhất!

Đào Request Network (REQ) như thế nào?

Request Network (REQ) không thể đào được vì REQ là token. Tuy nhiên, trong tương lai anh em có thể Staking REQ token khi Request Network chuyển sang chạy Proof of Stake (PoS).

Tham khảo thông tin chi tiết: Metamask là gì? Tìm hiểu về ví điện tử Metamask từ A – Z

Cách thức sở hữu và kiếm REQ token

Hiện nay cách thức sở hữu và kiếm REQ token chỉ có một cách thức duy nhất là mua trực tiếp tại những sàn giao dịch.

Ví lưu trữ REQ Token

Hiện tại REQ được biết đến là một token ERC20 gì vậy sẽ có rất nhiều loại ví để thực hiện lưu trữ token này. Theo đó những loại ví cơ bản hiện nay có thể kể đến như:

  • Ví lạnh: Ledger và Trezor.
  • Những ví ETH thông dụng như Myetherwallet, Metamask, Coin98 wallet, Mycrypto.
  • Ví sàn

Sàn giao dịch REQ token

REQ hiện tại được giao dịch ở đa số các sàn giao dịch khác nhau và mỗi ngày, tổng volume giao dịch có thể lên tới 840 nghìn USD. Những sàn giao dịch niêm yết REQ token bao gồm Huobi, Uniswap, Binance, Gate.io, Kucoin, Bitfinex,…

Có thể bạn quan tâm: Sàn Bitfinex là gì? Hướng dẫn chi tiết cách giao dịch trên Bitfinex

Địa điểm mua bán REQ token trên thị trường hiện nay
Địa điểm mua bán REQ token trên thị trường hiện nay

Cộng động và mạng xã hội dự án Request Network

Có nên đầu tư REQ token không?

Hiện tại RQE chính là một trong những giải pháp hỗ trợ quy trình thanh toán của người dùng được đơn giản hoá hơn rất nhiều. Mạng lưới này hoàn toàn có thể áp dụng vào những trường hợp thanh toán thực tế như: thanh toán online hoặc B2B invoicing,…

Như vậy việc có nên đầu tư REQ token không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của bạn.

Như vậy bài viết trên đã giải đáp cho các bạn đọc giả về REQ là gì và những thông tin mới nhất về dự án Request Network cũng như đồng tiền ảo REQ coin. Hy vọng với những thông tin được beatdautu.com cung cấp sẽ giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận nhờ vào thị trường tiềm năng này.

4.4/5 - (9 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/