arrow-up
Coin

ERC20 là gì? Phân loại & So sánh token ERC20 với token khác

Coin ERC20 là gì? Phân loại & So sánh token ERC20 với token khác
Bá Nghĩa
16/06/2021
11:05 Sáng

Kể từ khi mạng Ethereum chính thức trình làng từ năm 2014 bởi Vitalik Buterin, nền tảng này đã là nơi khởi chạy của hàng ngàn mã thông báo ERC20. Ethereum bù đắp hoàn hảo những thiếu sót của Bitcoin. Bên cạnh đồng ETH cơ sở, chuỗi khối Ethereum còn tạo điều kiện cho sự phát triển của vô số những loại tiền điện tử khác xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế ERC20. Vậy ERC20 là gì? Token ERC20 có gì đặc biệt?

ERC20 là gì?

ERC20 là gì?  
ERC20 là gì?

ERC được viết tắt theo cụm từ Ethereum Request for Comments. Đây là tiêu chuẩn chung cho các loại mã thông báo xây dựng trên nền tảng chuỗi khối của Ethereum. Ethereum Request for Comments rất khác so với chuẩn EIP. Về cơ bản, EIP sẽ gần tấm với chuẩn BIP của mạng Bitcoin.

Chuẩn ERC hướng đến mục tiêu thiết lập cho các ứng dụng và hợp đồng hoạt động trên mạng Ethereum có thể tương tác dễ dàng với nhau. ERC20 chính thức được thông qua từ năm 2015. Có nghĩa kể từ thời điểm này, mọi token phát triển trên hệ sinh thái Ethereum đều phải thiết kế theo chuẩn ERC20.

Thông qua phần phác thảo sẵn, phía các nhà phát triển không cần phải một loại token với tiêu chuẩn khác biệt. Thay vào đó, họ chỉ cần thiết kế một hoặc nhiều mã thông báo trên nền tảng đã được cố định sẵn.

Những mã thông báo ERC20 thường phát triển theo dạng một EIP (EIP – 20). Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn quen gọi là ERC20. Trong 5 năm trở lại đây, các mã thông báo ERC20 vẫn không ngừng được tạo mới và thống trị thị trường tiền điện tử toàn cầu.

Token ERC20 là gì? Và có quy tắc thiết kế ra sao?

Mọi token ERC20 cần tuân theo 9 quy tắc chung. Bao gồm 3 quy tắc có tính tùy chọn và 6 quy tắc có tính bắt buộc.

3 Quy tắc tùy chỉnh

Mỗi mã thông báo ERC20 sẽ cần có một tên gọi và ký hiệu cụ thể
Mỗi mã thông báo ERC20 sẽ cần có một tên gọi và ký hiệu cụ thể

Mỗi mã thông báo ERC20 sẽ cần có một tên gọi và ký hiệu cụ thể. Bên cạnh đó, token cần có thể được chia nhỏ thành nhiều đơn vị nhỏ hơn.

  • Tên token – token name: Tên của token sẽ tùy chọn theo nhà phát triển.
  • Ký hiệu token – Symbol: Ký hiệu token thường ngắn gọn, sẽ nhớ. Chẳng hạn như mã thông báo Maker có ký hiệu token là MKR.
  • Có thể chia nhỏ đơn vị theo hàng thập phân – Decimals: Một token ERC20 có thể chia nhỏ đến chữ số hàng thập phân thứ 18. Ví dụ như token MKR có Decimals là 18. Như vậy, MKR có thể chia nhỏ đến 0.000000000000000001 MKR.

6 Quy tắc mang tính bắt buộc

Một token ERC20 cần có tổng nguồn cung tối đa cụ thể
Một token ERC20 cần có tổng nguồn cung tối đa cụ thể

Bên cạnh ba quy tắc tùy chọn, mã thông báo ERC20 sẽ cần phải tuân theo 6 quy tắc bắt buộc. Bao gồm:

  • Total Supply: Một token ERC20 cần có tổng nguồn cung tối đa cụ thể. Ví dụ như nguồn cung tối đa của MKR là khoảng 1 triệu MRK, khi số lượng token này phát hành hoặc khai thác hết sẽ không có thêm bất kì một MKR được tạo mới nữa.
  • BalanceOf: Quy định vì số dư token trong tài khoản ví của người dùng.
  • Transfer: Token có thể chuyển khoản từ vị trí này sang vị trí khác thông qua địa chỉ ví cụ thể.
  • TransferFrom: Tương tự như quy định Transfer nhưng người dùng có thể ủy quyền cho bất kỳ ai đó để họ thực hiện chuyển token.
  • Approve: Quy định về đối chiếu giao dịch, mức token có thể rút ra từ ví của người dùng. Nhờ vào quy định này, người dùng sẽ tránh được phần nào rủi ro khi xảy ra lỗi hợp đồng hoặc mã thông báo trong ví bị hack.
  • Allowance: Hỗ trợ người dùng truy xuất số dư trong ví. Nếu như người dùng cấp quyền cho một địa chỉ phía khác, họ vẫn được quyền kiểm tra số dư khi dùng hàm Allowance.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo ví Ethereum cực nhanh chỉ sau 5 phút

Điểm khác biệt của token ERC20 so với các loại token khác

Ví lưu trữ tương thích với token ERC20 thường có địa chi phí bắt đầu bằng 0x
Ví lưu trữ tương thích với token ERC20 thường có địa chi phí bắt đầu bằng 0x

Hiện nay đã có hàng ngàn loại token ERC20 cùng hoạt động Ethereum. Vậy chúng có gì khác biệt so với những token xây dựng theo tiêu chuẩn khác?

Địa chỉ ví

Những loại ví lưu trữ tương thích với token ERC20 thường có địa chi phí bắt đầu bằng 0x. Sau đó là 40 ký tự dạng Hexa gồm chữ và số, bao gồm chữ hoa.

Chính bởi hoạt động của mã thông báo ERC20 luôn liên kết chặt chẽ với mạng Ethereum nên địa chỉ token đồng thời là địa chỉ ví của đồng ETH. Giả dụ sở hữu một đồng ETH, tất cả những loại token ERC20 khác mà bạn đang nắm giữ hoặc muốn mua thế đều có chung địa chỉ ví với đồng ETH.

Phí giao dịch

Khi giao dịch với những mã thông báo ERC20, hầu hết người dùng đều phải trả một khoản phí nhất định tùy theo nền tảng gốc của loại token đó. Mất phí có thể cố định hoặc không. Mạng Ethereum hiện giờ thường xuyên trong tình trạng tắc nghẽn. Kéo theo đó phí giao dịch cũng sẽ cao hơn nếu người dùng thực hiện vào đúng thời điểm nghẽn mạng.

Tốc độ xử lý giao dịch

Tốc độ xử lý giao dịch của token thương nhanh hơn những loại token xây dựng theo tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên hiện giờ đây cũng không phải là lợi thế lớn của token ERC20 nữa. Bởi mạng Ethereum không còn duy trì được tốc độ xử lý nhanh giai đoạn đầu trước sự phát triển nóng của các dApp.

Tính an toàn bảo mật

Nhưng mà thông báo ERC20 thực hiện thông qua hợp đồng thông minh. Nhằm đảm bảo tính an toàn cho tất cả giao dịch của khách hàng. Vì thế nếu như nhập sai địa chỉ, hệ thống sẽ lập tức báo lỗi, số lượng coin bạn chuyển đi vẫn hoàn toàn nằm trong ví của bạn.

3 Loại hình token ERC20 cơ bản

Thông qua việc phối hợp tắc thành phẩm đặc biệt, người ta sẽ tạo ra một hợp đồng token ERC20. Điều đó người sử dụng hoàn toàn có thể nguồn cung tối đa, số dư token trong tài khoản, thực hiện chuyển tiền hoặc kết nối với hệ thống ứng dụng tài phi quy chụp chung dApp.

Token ERC20 trở nên hấp dẫn cũng bởi sự linh hoạt, hỗ trợ nhà phát triển sáng tạo thoải mái. Trên thị trường hiện giờ sẽ có 3 loại token cơ bản. Bao gồm Stablecoin, token tiện ích và token chứng khoán.

Stablecoin

Stablecoin thực chất là một vạn tài sản kỹ thuật số gắn liền với giá trị của một loại tiền tệ pháp định
Stablecoin thực chất là một vạn tài sản kỹ thuật số gắn liền với giá trị của một loại tiền tệ pháp định

Stablecoin thực chất là một vạn tài sản kỹ thuật số gắn liền với giá trị của một loại tiền tệ pháp định nào đó. Ví dụ như đồng USD, EUR,.. Lượng Stablecoin phát hành thường dựa vào nguồn cung thực tế của thị trường. Chẳng hạn nếu như có 10.000 USD bị khóa lại trong kho dự trữ, phía công ty phát hành sẽ tạo ra tương ứng 10.000 token để đảm bảo 1 token có thể quy đổi được 1 USD.

Xét theo khía cạnh kỹ thuật, mạng Ethereum hoàn toàn có thể đáp ứng theo nhu cầu phát hành của Stablecoin. Phía đơn vị phát hành chỉ cần cung cấp 10.000 token cho mỗi hợp đồng. Tiếp theo họ sẽ bắt đầu phân phối token những người dùng và thu lại một lượng tiền pháp định tương ứng.

Khi sở hữu một lượng Stablecoin nhất định, bạn đương nhiên có toàn quyền xử lý chúng. Bạn có thể sử dụng chúng để giao dịch mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ tại nơi chấp nhận Stablecoin đó. Hoặc khóa chúng trong một số dApp để kiếm lãi.

Thậm chí người dùng còn có quyền yêu cầu phía đơn vị phát hành thu hồi, trao đổi chúng. Nếu trường hợp đó xảy ra, nhà phát hành thường lựa chọn cách đốt lượng token đã thu hồi tương ứng với số lượng tiền pháp định trong kho dự trữ của họ.

So với những loại đã thông báo ERC20, quy trình phát hành Stablecoin thường diễn ra tương đối phức tạp. Phía nhà phát triển bày đảm bảo tuân thủ quy định của các tổ chức tài chính để đảm bảo giá trị của chúng neo theo đúng giá trị của tiền pháp định.

Token tiện ích

Đến nay, token tiện ích vẫn là loại hình token ERC20 phổ biến và được phát hành nhiều nhất. Việc phát hành loại token diễn ra tương đối dễ dàng. Token tiện ích gần tương tự chương trình ưu đãi mà bên phát triển mà bên phát triển dành cho khách hàng của họ.

Token tiện ích nói chung thường được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, hỗ trợ người dùng tham gia biểu quyết thay đổi trong chính hệ thống họ tham gia,..

Token chứng khoán

Token chứng khoán gần giống với loại hình Stablecoin. Nếu xét theo cấp độ hợp đồng, chúng gần như tương tự nhau hoàn toàn. Điểm khác biệt lớn nhất sẽ nằm ở cách thức phát hành.

Token chứng khoán sẽ đại diện cho trái phiếu, phiếu các loại hình tài sản vật lý. Loại hình mã thông báo này gần tương tự như một loại cổ phần trong doanh nghiệp hoặc đối với một loại hình tài sản nào đó.

Có thể bạn quan tâm: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật hiện hành

Token ERC20 có thể đào không?

Token ERC20 không thể đào như ETH
Token ERC20 không thể đào như ETH

Trong mạng lưới của Ethereum mặc dù bạn có thể tham gia đào đồng ETH nhưng đối với những loại token khác thì không. Thông thường chúng cũng sẽ được phát hành theo lộ trình của từng nhà phát triển.

Token ERC20 thường được phát hành ra thị trường hôm qua đột mở bán đầu tiên ICO hoặc chào sân IEO. phía nhà sẽ tiến hành gửi ETH vào hợp đồng để đổi ngày mã thông báo ERC20 họ cần.

Số tiền thu được từ quá trình mà thông báo sẽ sử dụng vào việc phát triển dự án. Khi dự án phát triển đi lên, mã thông báo người dùng sở hữu cũng trở nên có giá trị hơn.

Đánh giá ưu và nhược điểm của token ERC20

Mỗi loại mã thông báo ra đời sau lại có tính hoàn thiện hơn những người tiền nhiệm trước đó. Token ERC20 sau nhiều năm thống trị thị trường cũng đã dần bộc lộ một số nhược điểm. Tuy nhiên đến nay đây vẫn là những loại mã thông báo sở hữu một cộng đồng người dùng rộng lớn, tốc độ giao dịch khá nhanh,..

Ưu điểm

Token xây dựng theo tiêu chuẩn ERC20 ưu điểm nổi bật vì tính linh hoạt, hoán đổi dễ dàng, mức độ phổ biến cao trên thị trường.

  • Hoán đổi linh hoạt

Token ERC20 có khả năng hoán đổi linh hoạt. Có nghĩa mỗi đơn vị đều có khả năng hoán đổi qua lại cho nhau. Bởi chúng sở hữu chức năng giống nhau. Nhờ vào tính linh hoạt này, người dùng không cần mua nhiều loại token ERC20 nhưng vẫn có thể sở hữu chúng thông qua việc hoán đổi.

  • Tính ứng dụng cao

Một loại mã thông báo ERC20 được tạo ra để sử dụng vào mục đích khác nhau. Chẳng hạn như phương tiện thanh toán, trao đổi mua bán, thanh toán phí giao dịch, đầu cơ trong ngắn hạn hoặc lâu dài,.. Đặc biệt, người dùng khi sở hữu token ERC20 còn có quyền tham gia quản trị chính hệ thống họ tham gia.

  • Độ phổ biến cao

Trên mọi sàn giao dịch tiền điện tử hầu như đều có mặt các loại mã thông báo ERC20. Chúng có tính phổ biến cao, thuận tiện để người dùng giao dịch. Tính thanh khoản của các loại mã thông báo này cũng khá cao. Nhớ đó người dùng có thể mua mà bán nhanh.

Nhược điểm

Tỷ lệ dự án phát hành token ERC20 lừa đảo vẫn còn lan tràn trên thị trường
Tỷ lệ dự án phát hành token ERC20 lừa đảo vẫn còn lan tràn trên thị trường

Mạng Ethereum vẫn đang phải đối mặt với thách thức mở rộng. Kéo theo đó, những dự án phát triển trên nền này cũng đôi phần gặp ảnh hưởng.

  • Độ trễ trong giao dịch

Trong vài năm trở lại đây, mạng Ethereum đang trong giai đoạn phát triển nóng với hàng loạt dự án dApp triển khai. Tình trạng tắc nghẽn mạng thường xuyên xảy ra, tốc độ từ từ không còn ổn định như trước đây. Độ trễ khi thực hiện là tình trạng khá phổ biến. Không những tốc độ xử lý giao dịch chậm tần mà mất phí còn cao hơn khi mạng bị tắc nghẽn.

  • Nguy cơ lừa đảo

Chính bởi quy trình tạo ra một mã thông báo ERC20 khá đơn giản lên bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có thể tham gia tạo token. Không hiếm những thứ án phát hành mã thông báo ERC ra đời với mục đích chị là để lừa đảo nhà đầu tư.

Một vài thống kê gần đây đã cho thấy, có đến gần 90% dự án ICO trên Ethereum đều thuộc dạng lừa đảo, không đáng tin cậy. Những dự án này thường mô tả cho nhà đầu tư một tương lai vô cùng tươi sáng, lãi suất khủng. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian hoạt động, nhà đầu tư sẽ nhận ra mọi thứ không dễ dàng như họ được hứa hẹn ban đầu.

  • Lỗi kỹ thuật đồng thông minh

Đã từng có trường hợp nhà đầu tư bị mất 3 triệu USD khi thanh toán qua hợp đồng thông minh Smart Contract. Mặc dù vẫn được đánh giá cao về tính an toàn những tỷ lệ lỗi kỹ thuật xuất hiện trong hợp đồng Smart Contract là vẫn có. Dù chỉ là một lỗi nhỏ nhưng chúng có thể tạo ra hậu quả khó lường.

Có thể bạn quan tâm: Ví lạnh là gì? Hướng dẫn cách sử dụng ví lạnh chi tiết nhất

Một số tiêu chuẩn ERC khác

Nhận thành rõ nhược điểm còn tồn tại ở tiêu chuẩn thiết kế ERC20, một số nhà phát triển đã và đang tìm cách sáng tạo ra những chuẩn thiết kế mới.

Tiêu chuẩn ERC223

Token ERC223 có khả năng khắc phục tốt nhược điểm xuất hiện sự cố trong quá trình chuyển token. Với các mã thông báo xây dựng theo tiêu chuẩn này, sự cố chuyển nhầm dẫn đến mất 3 triệu 3 USD sẽ không còn xảy ra. Bên cạnh đó, token ERC223 còn giúp người dùng tiết giảm chi phí giao dịch.

Tiêu chuẩn ERC721

Token ERC721 được thiết kế theo dạng không thể thay thế. Như vậy, mỗi token sẽ có giá trị như nhau, có thể hoán đổi cho nhau, có cùng các chức năng. Ví dụ mọi đồng BTC đều giống nhau cho dù lưu trữ trong ví người này hay người kia.

Tiêu chuẩn ERC1155

Token ERC1155 sở hữu tính chất kết hợp giữa cả token ERC20 và token ERC721. Chúng vừa có thể thay thế nhưng vẫn mang tính độc nhất.

Tiêu chuẩn ERC777

Token ERC777 đã được cải tiến rõ rệt về tính bảo mật, hỗ trợ xử lý nhiều tùy chọn. Những loại token ERC77 sở hữu thiết kế tương thích với những mã thông báo ERC20 nhưng khắc phục tốt nhược điểm của người tiền nhiệm trước đó.

Ngoài những tiêu chuẩn phổ biến kể trên, phía nhà phát triển Ethereum còn cho ra đời nhiều tiêu chuẩn khác. Chẳng hạn như:

  • Tiêu chuẩn ERC621
  • Tiêu chuẩn ERC827
  • Tiêu chuẩn ERC948
  • Tiêu chuẩn ERC884

Ví ERC20 là gì? ERC Wallet là gì?

Ví ERC20 là loại ví chuyên sử dụng để lưu trữ các loại token ERC20
Ví ERC20 là loại ví chuyên sử dụng để lưu trữ các loại token ERC20

Ví ERC20 là loại ví chuyên sử dụng để lưu trữ các loại token ERC20. Loại ví này có cùng địa chỉ với ví ETH. Vậy nên, người dùng có lựa chọn ứng dụng ví hoạt động trên cùng nền tảng như ví MetaMask, MyEtherWallet, ImToken,.. Bên cạnh đó, token ERC20 còn dễ dàng để lưu trữ trên nhiều loại ví Ledger, Trezor.

MyEtherWallet đang được người sở hữu mã thông báo ERC20 tin dùng nhất. Ví MyEtherWallet hỗ trợ người dùng toàn quyền quản lý token, phía nhà phát triển sẽ không lưu Private Key trên máy chủ. Trong trường hợp xấu nhất nếu nền tảng MyEtherWallet bị đánh sập, tiền gửi của người dùng vẫn được đảm bảo. Bởi khi đó, người dùng vẫn có quyền đăng nhập.

Tuy nhiên, loại ví này lại tồn tại nhược điểm khá lớn, đó là chưa có biển pháp khi người dùng quên phần thông tin đăng nhập.

Còn nếu xét về độ bảo mật, ví Imtoken có lẽ là cái tên đứng đầu. Loại ví này hỗ trợ bảo mật thông qua FaceID. Ứng dụng ví này không yêu người dùng phải xác minh danh tính. Chính vì vậy, người dùng không cần lo lắng bị lộ thông tin cá nhân bị lộ. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của ví Imtoken lại là người dùng vẫn chưa trực tiếp quản lý Private Key.

Tổng kết

ERC20 là gì? Có thể hiểu đơn giản đây là tiêu chuẩn thiết kế chung dành cho các mã thông báo hoạt động trên mạng Ethereum. Đến nay, đã có hàng ngàn token ERC20 ra đời, thúc đẩy tích cực cho sự phát triển bùng nổ của thị trường tiền điện tử. Ưu điểm của mã thông báo ERC20 nằm ở tính linh hoạt, ứng dụng cao, tốc độ giao dịch khá nhanh. Hy vọng sau khi tham khảo phần tổng hợp của Beat Đầu Tư, nhiều kiến thức hữu ích đã được bạn bổ sung

Mã ID: e341

4.9/5 - (8 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/