arrow-up
Coin

Nexus là gì? Tìm hiểu dự án Nexus và đồng NXS Coin từ A – Z

Coin Nexus là gì? Tìm hiểu dự án Nexus và đồng NXS Coin từ A – Z
Bá Nghĩa
19/10/2021
21:21 Chiều

Phần lớn blockchain ra đời cùng thời với Bitcoin hay Ethereum còn hoạt động đến hiện nay đều phải đối mặt với thách thức về yêu cầu mở rộng. Ngay cả nền tảng blockchain lớn như Ethereum cũng đang phải tích cực triển khai phiên mới. Nhằm giải quyết vấn đề về tốc độ xử lý, ngăn chặn những đợt hard fork không mong muốn. Nexus được xem như blockchain tiên phong có khả năng giải quyết tất cả thách thức trên. Vậy Nexus là gì?

Nexus là gì? 

Nexus là gì? – Nexus được thiết kế như mạng ngang hàng, phân tán. Nhằm hỗ trợ cải thiện tốc độ, yêu cầu mở rộng, tăng cường bảo mật, cải thiện tốc độ truy cập. Nói chung, Nexus có khả năng khắc phục mọi nhược điểm mà những blockchain hiện nay đang gặp phải.

Nexus là gì?
Nexus là gì?

Dự án Nexus sẽ tập trung vào việc xây dựng một chuỗi khối 3D kết hợp với hệ thống vệ tinh truyền thông. Mục tiêu của Nexus là tạo dựng mạng lưới mang tính phi tập trung hóa. Mạng lưới này hoạt động hoàn toàn độc lập, không chịu sự quản lý của chính phủ hay bất kỳ tổ chức nào.

>>> Có thể bạn quan tâm: NKN coin là gì? Tìm hiểu về New Kind of Network & NKN Coin

Cấu trúc chuỗi khối 3D của Nexus 

Điểm đặc biệt của Nexus nằm ở việc ứng dụng 3 cơ chế đồng thuận để hình thành lên chuỗi khối 3D. Theo như nhóm phát triển của dự án này cho biết nhờ vào chuỗi khối 3D này mà hệ thống sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ khai thác. Từ đó cho phép chuỗi khối mở rộng theo cách hiệu quả hơn.

Nexus ứng dụng 3 cơ chế đồng thuận để hình thành lên chuỗi khối 3D
Nexus ứng dụng 3 cơ chế đồng thuận để hình thành lên chuỗi khối 3D

Prime Channel

Prime Channel giữ vai trò như kênh đại diện cho thuật toán Proof of Work. Tại kênh này, thợ khai thác sẽ tìm kiếm những cụm số nguyên trong số 308 chữ số đã qua sàng lọc và thử nghiệm sai sót.

Trong quá trình khai thác cụm số nguyên tố, toàn bộ hệ thống Nexus có khả năng chống lại ASIC hiệu quả hơn so với kiểu khai thác băm truyền thống. Vì vậy ngay cả khi chỉ có một CPU bạn vẫn có thể tham gia khai thác tại Prime Channel.

Bên cạnh phần thưởng là tiền điện tử, việc khai thác trên kênh Prime Channel còn tạo dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu vật lý lượng tử.

Hashing Channel

Hashing Channel cũng đại diện cho Proof of Work nhưng tích hợp Hashcash thay vì sử dụng cụm số nguyên tố dày đặc. Nó tương đồng với thuật toán khai thác Bitcoin. Tuy nhiên, thợ đào phải tìm kiếm hàm băm SHA – 3 thay vì SHA – 256 giống như Bitcoin.

Băm của Nexus có kích thước lớn gấp 4 lần so với băm khối của Bitcoin. Do đó nếu muốn khai thác tại kênh Hashing Channel, bạn cần sử dụng đến GPU.

Proof-of-Holdings

Thành phần cuối cùng trong chuỗi khối 3D của Nexus là Proof-of-Holdings với chức năng bảo mật mạng. Thuật toán Proof of Holdings gần giống với Proof of Stake được sử dụng bởi những blockchain như NEO hay Ethereum. Với thuật toán này, chỉ cần nắm giữ NXS là bạn có nhận thêm chính đồng tiền đó. Lợi nhuận người dùng thu về thường xác định thông qua 4 thuộc tính.

Proof-of-Holdings trong mạng Nexus có chức năng bảo mật mạng
Proof-of-Holdings trong mạng Nexus có chức năng bảo mật mạng
  • Lãi suất: Là tỷ lệ phần trăm mỗi năm tính theo số dư người dùng nắm giữ. Lãi suất khởi đầu thường là 0.5% / năm, sau sau 12 tháng lãi suất sẽ tăng lên 3% / năm.
  • Độ tin cậy: Độ tin cậy của mỗi nút bắt đầu ở mức 5% nhưng sau 1 tháng sẽ tăng lên 100%.
  • Khối lượng: Thuộc tính này tự động thiết lập ở mức 0% mỗi khi bạn nhận giao dịch đặt cược. Trong 24 giờ tiếp theo, nó sẽ từ từ tăng lên 100%. Khi khối lượng đạt đến mức 100% đồng nghĩa độ tin cậy của bạn cũng sẽ hết hạn, các thuộc tính khác phải đặt lại từ đầu. Trình kích hoạt có nhiệm vụ đảm bảo đội ngũ khai thác cần hoạt động liên tục để duy trì toàn mạng lưới.
  • Khối lượng cổ phần: Được xác định gần xấp xỉ giá trị trung bình của số lượng ủy quyền khai thác. Khi chỉ số này càng cao có nghĩa cơ hội xác nhận giao dịch của bạn lại càng cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nagaswap (BNW) là gì? Có nên đầu tư tiền điện tử BNW không?

Hệ thống phần cứng của Nexus 

Nexus hiện sở hữu hệ thống viễn thông phân tán cực kỳ quy mô, phân cấp rõ ràng. Để nhận biết một cách chính xác Nexus là gì, bạn nên tìm hiểu đặc điểm cơ bản của hệ thống phần cứng Nexus.

Mesh Networks

Mạng lưới của Nexus khuyến khích mọi người trên khắp thế giới cùng tham gia chạy nút, duy trì bảo mật cho toàn mạng. Toàn bộ các nút của Nexus phải cùng làm việc, cùng cạnh tranh để giải quyết một khối dữ liệu. Sau đó, thực hiện phân phối khối dữ liệu đó.

Nhằm phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, Nexus dự định sẽ triển khai sản xuất anten chuyên dụng. Sau đó, họ có thể bán chúng cho người tham gia mạng lưới vận hành cục bộ.

Cube Satellites

Hiện nay, Nexus đang hợp tác với hệ thống không gian Vector để thiết lập mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp bao gồm nhiều nút. Các vệ tinh này sẽ kết hợp với mạng mới bố trí trên mặt đất nhằm lưu trữ mạng Nexus và bất kỳ ứng dụng dApp nào cùng triển khai trên mạng.

Nexus đang hợp tác với hệ thống không gian Vector để thiết lập mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp
Nexus đang hợp tác với hệ thống không gian Vector để thiết lập mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp

Đặc biệt, mạng vệ tinh còn hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ internet phi tập trung trên toàn thế giới. Nếu kế hoạch này thành công, cơ hội tiếp cận internet sẽ được mở ra cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là những người trước đây không thể truy cập internet.

Ground Stations

Đây là các trạm ở mặt đất của Nexus cho phép kết nối với nhiều vệ tinh trong không gian. Chúng hoạt động theo một cách thức đặc biệt hỗ trợ xác định đường truyền cuối của địa chỉ và bộ nhớ đệm.

Mặt khác, Nexus cũng đang chạy phiên bản Daemon riêng, một thành phần trong hệ thống phần mềm của mạng lưới Nexus.

Nhóm phát triển của dự án Nexus 

Trong tiếp theo của bài viết có liên quan đến chủ đề Nexus là gì, Beat Đầu Tư sẽ giới thiệu đến bạn nhóm sáng lập của dự án này.

Colin Cantrell hiện giữ vai trò là người sáng lập và phát triển chính của dự án Nexus. Trước đây, Colin nổi tiếng với biệt danh Videlicet. Ban đầu khi khởi xướng Nexus vào tháng 9/2014, nhà sáng lập này từng đặt tên cho dự án là Coinshield (CSD).

Colin Cantrell hiện giữ vai trò là người sáng lập và phát triển chính của dự án Nexus
Colin Cantrell hiện giữ vai trò là người sáng lập và phát triển chính của dự án Nexus

Ở giai đoạn đầu phát triển, Nexus chỉ sử dụng một thuật toán đồng thuận và Prime Channel. Sau này, Hashing Channel mới được bổ sung. Đến tháng 4/2015, dự án Coinshield chính thức đổi tên thành Nexus. Sau đó 3 tháng, thuật toán Proof of Holdings cũng được bổ sung để hoàn thiện cơ bản chuỗi khối 3D.

Bên cạnh việc hợp tác với Vector để thiết lập mạng lưới vệ tinh, Nexus còn liên kết với cả SingularityNET. Nhằm tạo ra cấu trúc 3DC cho mạng Smart Internet phi tập trung. Trong tương lai không xa, Nexus sẽ phát hành nhiều bản cập nhật mới theo lộ trình TAO (Tritium, Amine và Obsidian).

Những bản phát hành trên bao gồm ví di động, kháng lượng tử quantum resistance và mạng vệ tinh. Cùng với đó là nhiều tích hợp quan trọng khác.

Nếu tìm hiểu thông tin liên quan đến Nexus là gì, bạn có thể đã biết rằng Nexus là một trong những dự án tiềm năng nhất trên thị trường tiền điện tử. Dự án này nuôi tham vọng soán ngôi Bitcoin để trở thành loại tiền điện tử ngân hàng số 1. 

Mạng internet phi tập trung của Nexus cũng rất hứa hẹn tạo bước ngoặt lớn trong ngành cung cấp dịch vụ viễn thông toàn cầu. Ở mảng này, Nexus đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Substratum.

Nexus (NXS) là gì? 

Nexus Coin sở hữu mã giao dịch là NXS, đơn vị tiền tệ riêng của mạng lưới Nexus. Được biết nguồn cung hiện tại của Nexus Coin là 78 triệu NXS. Quá trình phân phối đồng coin này sẽ diễn ra trong 10 năm.

NXS là đơn vị tiền tệ riêng của mạng lưới Nexus
NXS là đơn vị tiền tệ riêng của mạng lưới Nexus

Khi quá trình phân phối hoàn tất, phía phát triển của Nexus sẽ không giới hạn nguồn cung đối với NXS. Mặt khác,  tỷ lệ khai có thể tăng 3% thông qua kênh nắm giữ, 1% ở kênh Prime Channel và Hashing Channel.

Đặc điểm của đồng NXS 

Số khối NXS thường được tạo thành sau 50 giây, mỗi giao lịch sử dụng đồng NXS phải đạt yêu cầu 6 xác nhận mạng. Phí giao dịch hiện tại diễn ra trên Nexus là 0.01 NXS. Tuy nhiên sau quá 78 triệu NXS nguồn cung ban đầu phân phối hết và cấu trúc 3DC đi vào giai đoạn hoàn thành, Nexus sẽ không còn duy trì chính sách tính phí nữa.

Số khối NXS thường được tạo thành sau 50 giây
Số khối NXS thường được tạo thành sau 50 giây

Thực tế, dự án Nexus chưa bao giờ tổ chức bất kỳ đợt ICO nào. Thay vào đó, mạng lưới này chỉ thu một khoản phí nhỏ để phục vụ mục đích phát triển dự án. Cụ thể, mức phí này tương đương 1.5% phần thưởng khai thác và có thể tăng lên 2.5% sau 10 năm. Ngoài ra còn phải kể đến 20% phần thưởng khối dành cho khâu tiếp thị và khởi chạy mạng vệ tinh Nexus.

Phân tích lịch sử giá NXS 

Giá NXS không có biến động gì quá lớn trong 2 – 3 năm đầu dự án Nexus đi vào hoạt động. Tuy nhiên đến năm 2017, trước sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử, giá trị của đồng coin này dần vươn lên mức 0.026 USD. Trong tháng 9 cùng năm đó, thậm chí NXS còn tăng vọt lên 3.34 USD.

Đầu năm 2018, NXS đã thiết lập mức giá kỷ lục 13.33 USD
Đầu năm 2018, NXS đã thiết lập mức giá kỷ lục 13.33 USD

Thế nhưng cũng không lâu sau đó, giá trị của NXS đã điều chỉnh giảm xuống 1 USD. Bước sang đầu năm 2018, NXS đã thiết lập mức giá kỷ lục 13.33 USD. 

Sự tăng giá cực mạnh của Nexus Coin đến một phần từ xu hướng chung của thị trường. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc, dự án này hợp tác với Vector được công bố trong cùng thời gian. Hai yếu tố quan trọng trên được xem như động lực quan trọng để NXS liên kết tạo nhiều kỷ lục về giá trong giai đoạn 2017 – 2018.

Sau chuỗi ngày tăng giá kỷ lục, NXS bắt đầu giảm đáng kể. Hiện nay, mỗi NXS chỉ có giá chưa tới 1 USD. Tuy rằng nhóm phát triển Nexus đã xây dựng một lộ trình khá bài bản nhưng họ lại chưa đưa ra thời gian chính xác cho từng cột mốc phát triển quan trọng.

Cách để mua bán và lưu trữ NXS

Nexus là gì? Đồng NXS của mạng Nexus hiện nay đã có trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn như Binance, Bittrex, Upbit,.. Bạn không thể mua nó trực tiếp bằng tiền pháp định mà thay vào đó phải dùng đến BTC, USDT hoặc ETH để mua NXS.

Mua bán đồng NXS trên sàn giao dịch tiền điện tử Binance 
Mua bán đồng NXS trên sàn giao dịch tiền điện tử Binance

Ngoài cách mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch, bạn còn có thể tham gia khai thác để nhận thêm NXS. Nếu như sử dụng CPU, bạn hãy khai thác trên kênh chính Prime Channel, dùng GPU để khai thác trên kênh băm Hashing Channel. Khi đã có đủ 1.000 NXS, bạn hãy tiếp tục đặt cược để kiếm lời.

Còn về vấn đề lưu trữ, Nexus đã có ứng dụng ví lưu trữ riêng cho đồng NXS. Cụ thể đó là ví web và ví di động rất thuận tiện để sử dụng.

Nexus là gì? Nexus là một blockchain thế hệ mới, ứng dụng cùng lúc 3 cơ chế đồng thuận nhằm duy trì tốt tính bảo mật. Trên chuỗi khối 3D của Nexus, người dùng có thể sử dụng cả CPU và GPU để khai thác NXS. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Mona Coin (MONA) là gì? Tìm hiểu về tiền điện tử Mona coin

Điều khiến Nexus trở nên cực kỳ hứa hẹn là trong tương lai dự án này sẽ cho ra mắt mạng internet phi tập trung. Mạng internet này hoàn toàn miễn phí và không chịu quản lý của bất kỳ tổ chức nào. Hy vọng sau một vài chia sẻ trên đây của Beat Đầu Tư, bạn có thể phần nào hiểu rõ Nexus là gì!

Rate this post

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/