arrow-up
Coin

Vitalik Buterin là ai? Nhà sáng lập thiên tài đế chế Ethereum

Coin Vitalik Buterin là ai? Nhà sáng lập thiên tài đế chế Ethereum
Bá Nghĩa
15/07/2021
02:56 Sáng

Trong thế giới tiền điện tử, nhân vật bí ẩn bậc nhất hiện nay có lẽ chính là Nakamoto Satoshi (cha để của đồng Bitcoin). Tuy nhiên, bên cạnh Satoshi, vẫn còn một nhân vật có sức ảnh hưởng cực lớn trong làng Crypto. Đó chính là Vitalik Buterin. Vậy chính xác Vitalik Buterin là ai? Trong bài này, Beat Đầu Tư sẽ giới thiệu đến mọi người những thông tin thú vị nhất liên quan đến Vitalik Buterin.

Vitalik Buterin là ai?

Vitalik Buterin hiện là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử toàn cầu, đặc là đối với cộng đồng Ethereum. Theo đó, Buterin được biết đến như người đã đặt nền móng cho sự phát triển của hệ sinh thái Ethereum.

Vitalik Buterin là ai?
Vitalik Buterin là ai?

Lập trình viên người Nga gốc Canada này đã tham gia vào cộng đồng Bitcoin ngay từ năm 2011. Buterin cũng đồng thời cũng đồng thời là cây bút chính và là người đồng sáng lập tạp chí Bitcoin.

Ngày nay, người ta biết đến Vitalik Buterin với tư cách là người đứng sau thành công của đế chế Ethereum. Dù chưa đầy 30 tuổi nhưng anh chàng lập trình viên này đã nắm trong tay cả tỷ USD, là một trong những người dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Satoshi Nakamoto là ai? Những nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21

Vitalik Buterin và hành trình tạo dựng nền tảng Ethereum

Muốn biết chính xác Vitalik Buterin là ai, bạn hãy nhìn vào hành trình từ khi còn là một cậu bé đến khi trở thành nhà sáng hệ sinh thái Ethereum của chàng lập trình viên này.

Thời thơ ấu của Vitalik Buterin

Vitalik Buterin sinh ngày 31/1/1994 tại một thị trấn mang tên Kolomna, thủ đô Moscow, Liên Bang Nga. Đến năm 6 tuổi, anh cùng gia đình di cư đến Canada để tìm kiếm cơ hội việc làm và môi trường sống tốt hơn.

Vitalik Buterin sinh ngày 31/1/1994 tại một thị trấn mang tên Kolomna, thủ đô Moscow, Liên Bang Nga
Vitalik Buterin sinh ngày 31/1/1994 tại một thị trấn mang tên Kolomna, thủ đô Moscow, Liên Bang Nga

Ngay từ khi mới lên lớp 3, Buterin khi tham gia vào một chương trình phát triển tài năng, nơi mọi học sinh tiểu học có cơ hội bộc lộ, phát triển khả năng riêng. Tuy nhiên thời điểm đó, Buterin lại rất khó hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa.

Buterin sở hữu tài năng thiên bẩm về toán học. Ngay khi còn học lớp 3, cậu bé đến từ nước ngoài đã có thể đ thực hiện các phép cộng với ba chữ số số nhanh nhất đôi so với với những người bạn khác cùng tuổi.

Tuy nhiên, Buterin lại không thuộc tuýp người hướng ngoại, anh thường xuyên lảng tránh  tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp. Thay vào đó, Buterin thích ở một mình mình làm việc với những con số và chiếc máy tính.

Việc phải chuyển đến một đất nước xa lạ có thể đã khiến Buterin chưa thể thích ứng ngay với môi trường sống mới. Chính vì khó hòa hoàn nhập với một đất nước mới, một nền văn hóa mới nên Buterin chủ yếu tập trung vào việc học.

Sau khi hoàn tất của bậc tiểu học, Buterin tiếp tục theo học 4 năm tại trường trung học Aberald tại thành phố Toronto. Trong giai đoạn này, chàng thanh sinh năm 1994 các phối tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến giúp anh khám năng lực và đam mê thực sự của bản thân. Buterin luôn đứng trong top học sinh có điểm số cao nhất.

Thế nhưng giống như nhiều thiếu niên lúc bấy giờ, Buterin bắt đầu bị giới game thu hút. Trò chơi yêu thích của anh lúc bây giờ là World of Warcraft. Anh thậm chí có thể dành cả ngày cho trò chơi này.

Tuy vậy niềm hứng thú của Buterin sớm sụp đổ khi nhà phát triển World of Warcraft tung ra bản cập nhật mới, khiến một số chức năng trong trò chơi bị thay đổi. Buterin cho biết anh từng khóc ròng, uất ức cả đêm trước sự thay đổi này.

Cũng nhờ vào sự kiện đó, Buterin sớm nhận ra rằng một thế giới ảo như World of Warcraft mà mọi quyết định đều nằm trong tay một thực thể là quá bất công. Từ đó, trong đầu Buterin bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về một thế giới phân quyền, nơi mọi người đều có tiếng nói riêng.

Thời sinh viên của Buterin

Buterin lần đầu biết đến có sự tồn tại của một loại tiền điện tử mang tên Bitcoin khi nghe cha mình đề cập. Cha của Buterin từng có một công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, anh lại không hề hứng thú tham gia làm việc cùng cha.

Buterin từng trải nghiệm nhiều công việc để tìm hiểu về blockchain và đồng Bitcoin
Buterin từng trải nghiệm nhiều công việc để tìm hiểu về blockchain và đồng Bitcoin

Ban đầu khi nghe cha đề cập về Bitcoin, anh cho rằng đồng tiền ảo này sẽ chẳng thể đi đến đầu. Vậy nhưng mặc dù không quan tâm nhưng Buterin lại bị đặc điểm phân quyền, không thể kiểm soát của Bitcoin thu hút. Và cứ như thế Buterin bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Bitcoin. Từ đây, chàng thanh niên sinh năm 1994 này dần bị thúc đẩy bởi ý tưởng tạo ra một thế giới phi tập trung phân quyền, nơi quyền không bị tập trung vào một thực thể.

Buterin bắt đầu tham gia hàng loạt các diễn đàn liên quan đến Bitcoin. Khi cần tham gia và tìm hiểu sâu hơn, anh lại càng nhận thấy tiềm năng to lớn của công nghệ đứng sau đồng tiền mã hóa này.

Chàng thanh niên Buterin muốn tạo ra một loại token mới. Tuy nhiên lúc này, anh lại chưa có đủ khả năng và tiềm lực cần thiết. Sau đó, Buterin đã tìm đến những công việc được trả lương bằng Bitcoin. Với công việc viết blog, anh sẽ nhận được 5 Bitcoin cho mỗi bài.

Quá trình viết blog giúp Buterin tích lũy khá nhiều kiến thức về nền kinh tế blockchain và đồng tiền ảo Bitcoin. Các bài viết của anh đều thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng trong đó có Mihai Alisie, một người cũng có niềm đam mê với đồng Bitcoin. Cả hai sau đó quyết định thành lập tạp chí Bitcoin ra mắt vào cuối năm 2011.

Buterin vừa đảm nhiệm phân biệt biên tập chính cho tạp chí vừa làm công việc bán thời gian cho chuyên gia nghiên cứu mật mã Goldberg. Cũng trong thời gian này, Buterin theo học tại đại học Waterloo.

Tháng 5/2013, Buterin tham gia hội nghị Bitcoin tại California với tư cách đại diện cho tập chi Bitcoin. Đây là lần đầu tiên anh được chứng kiến sự lớn mạnh của cộng đồng người dùng Bitcoin. Sau lần tham gia hội nghị tại Bitcoin, Buterin quyết định không tiếp tục theo học đại học nữa. Bằng số Bitcoin tích lũy của mình, anh bắt đầu chu du khắp thế giới, đến những nơi đồng Bitcoin được chấp nhận để khám phá tính ứng dụng và tìm cách cải thiện đồng tiền này.

Tháng 10/2013, Buterin đặt chân đến Israel. Đây là nơi anh đã có cơ hội gặp gỡ với thành viên đứng sau dự án CovertCoins và MasterCoin. Cả hai dự án này đang tìm cách ứng dụng công nghệ blockchain rộng rãi hơn. Cụ thể ở đây là việc phát hành mã thông báo trên nền tảng của Bitcoin.

Sau khi đánh giá giao thức mà các dự án đang ứng dụng, Buterin nhận ra rằng hoàn toàn có thể thống nhất tất cả các giao tiếp trên bằng ngôn ngữ lập trình Turing. Theo đó, Turing có khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến thực toán, dung lượng và thời gian.

Buterin sau đó đã lên ý tưởng dự án và thuyết phục mọi người cùng tham gia nhưng có vẻ như không ai mặn mà cho lắm. Cuối cùng Buterin quyết định tự triển khai dự án.

Sự ra đời của Ethereum

Vitalik Buterin viết sách trắng cho Ethereum khi mới 19 tuổi
Vitalik Buterin viết sách trắng cho Ethereum khi mới 19 tuổi

Vitalik Buterin viết sách trắng cho Ethereum khi mới 19 tuổi, cụ thể đó là vào năm 2013. Buterin sau đó đã gửi công trình nghiên cứu đến một vài người bạn. Không lâu sau, có khoảng 30 người liên lạc lại để thảo luận về dự án này. Những người liên lạc lại với Buterin có không ít các nhân vật quyền lực trong ngành. Chẳng hạn như:

  • Anthony Di Iorio: Một trong những người đầu tiên nhận ra tiềm năng và đầu tư vào Bitcoin. Sau này, ông cũng là người tham gia đồng sáng lập mạng Ethereum.
  • Gavin Wood: Lập trình viên từng sáng tạo ra Solidity. Đây cũng là một trở thành viên tham gia ra sáng lập Ethereum.
  • Charles Hoskinson: Nhà đồng sáng lập mạng Ethereum. Sau này do một số bất đồng, Hoskinson đã tách ra và tạo ra mạng Cardano hiện đang cạnh tranh trực tiếp với Ethereum.

Dự án Ethereum tiếp tục thu hút thêm nhiều thành viên tham gia sau khi hội nghị Bitcoin Mani 2014 kết thúc. Trong hội nghị này, Buterin đã có bài phát biểu quan trọng thuyết trình cho dự án Ethereum.

Và cũng chỉ sau đó vài tháng, đội ngũ sáng lập của Ethereum quyết định mở đợt crowdsale cho đồng Ether, mã thông báo quản trị của Ethereum. Trong khoảng thời gian này, Buterin thậm chí còn nhận được khoản tài trợ lên đến 100.000 USD.

Sau đợt mở bán đầu tiên, nhóm của Buterin di động thành công trên trên 31.000 BTC, tương đương 18 triệu USD. Tuy vậy ngay sau khi Ether mở bán, giá Bitcoin lập tức giảm mạnh khiến nhóm phát triển của Ethereum đã chịu lỗ hàng triệu USD. Nhóm Ethereum Foundation chính thức thành lập tại Thụy Sỹ. Nhiệm vụ chính của nhóm là giám sát, điều phối hoạt động của mã nguồn mới là Ethereum.

Phiên bản Ethereum hoàn thiện đầu tiên được phát hành vào ngày 30/7/2015. Thế nhưng theo như giới chuyên gia thì đây vẫn là bản thử nghiệm. Đợi đến khi phía nhà phát triển và bên kiểm toán xác nhận, hệ thống mới chính thức chuyển sang mạng chính.

Đến ngày nay 16/3/2016, Ethereum phát hành bản mainnet, đánh dấu sự ra đời của thế hệ blockchain mới. Từ đây phía nhà phát triển đã có thêm nhiều lựa chọn mới. Trên thị trường lúc mấy giờ, Ethereum được xem như thế hệ blockchain tiên phong. Số lượng nút trên Ethereum nhanh chóng đạt con số 5.100, gần ngang bằng với mạng Bitcoin (6.000 nút).

Đồng Ether ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nó sớm vươn lên trở thành đồng coin phổ biến thứ hai thị trường. Một công ty lớn như Microsoft, IBM cũng đã sớm nhận ra tiềm năng của Ethereum.

Năm 2017, Ethereum có kế hoạch tung ra bản cập nhật tiếp theo mang tên Metropolis. Thế nhưng phiên bản này phải lùi đến vài năm sau. Hiện nay, cộng đồng người dùng vẫn đang trông ngóng sự ra mắt chính thức của Ethereum 2.0. Bởi thời điểm hiện tại, mạng Ethereum thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn, tốc độ không còn nhanh và ổn định như trước đây.

Vụ tấn công DAO ảnh hưởng như thế nào đến Ethereum?

Mặc dù hiện tại Ethereum là chuỗi khối blockchain lớn nhất toàn cầu nhưng trong quá khứ thứ bảy này đã phải trải qua đợt hard fork lớn.

Toàn cảnh vụ tấn công DAO

Ngoài việc đóng vai trò để giảm cho các ứng dụng phi tập trung, Ethereum còn cho phép người dùng thiết lập và khởi chạy các tổ chức tự trị DAO. Đây thực chất là là toàn bộ những thực thể nắm giữ tài sản kỹ thuật số số và sử dụng chúng theo nhiều mục đích khác nhau.

Mọi quy tắc đều thích hợp trong hợp đồng thông minh viết bởi một hoặc nhiều nhóm người. Sẽ có giai đoạn cấp vốn ban đầu có nghĩa người dùng cần mua mã thông báo áo đại diện và thêm chúng vào DAO.

Vụ tấn công DAO khiến Ethereum thiệt hại 50 triệu USD
Vụ tấn công DAO khiến Ethereum thiệt hại 50 triệu USD

DAO chỉ bắt đầu hoạt động khi thời gian huy động vốn ban đầu kết thúc. Khi đó, người dùng có quyền đưa ra đề xuất về cách sử dụng vốn của DAO. Tất nhiên những thành viên còn lại cũng có quyền bỏ phiếu đồng ý hoặc phản đối đề xuất đó. Nói cho dễ hiểu thì thì người muốn tự loại thông báo của các nền tảng đang hoạt động trên Ethereum sự có quyền tham gia quản trị quyết định thay đổi của chính nền tảng đó.

Công ty khởi nghiệp Slock.it đã tạo ra The DAO, một nền tảng cung cấp khóa thông minh Smart Key cho phép người dùng chia sẻ trẻ mọi thứ thứ họ có ngay trên phiên bản phi tập trung của Airbnb. Theo một cách nào đó, dự án The DAO đã huy động thành câu số vốn lên đến 150 triệu USD từ hơn 11.000 thành viên.

Thế nhưng không lâu sau đó, DAO lại bị tấn công. Điều đáng nói ở đây là lỗi từ quá trình khai thác lại không thể tìm thấy trên Ethereum, vì lâu nay nó vận hành vô cùng ổn định. Tin tặc đã thừa nhận rằng lợi dụng lỗi kỹ thuật của The DAO để khởi phát cuộc tấn công

Vào ngày 17/6/2016, một nhóm nào đó đã tiến hành bòn rút tiền và theo chiếc cấu trúc của DAO. Số tiền hacker đã đánh cắp thành công số lượng lớn Ether, tương đương 50 triệu USD lúc bấy giờ.

Giá Ether (ETH) lập tức lao tốc từ 20 USD xuống chỉ còn dưới 13 USD. Lúc này nhóm phát triển của Ethereum lại cho biết họ không liên quan gì đến The DAO và sự cố hack vừa xảy ra.

Tranh cãi trong cộng đồng Ethereum

Ethereum tiến hành ngăn chặn việc trước tiền bằng cách chuyển sang các hợp đồng thông minh khác. Vậy nhưng đây chỉ là biện pháp gì thế, không thể ngăn chặn hoàn sự cố. Vì thế mã DAO vẫn có thể được viết ra, tin tặc sẽ vẫn ẩn nấp như người dùng để yêu cầu bồi thường. Một số đề xuất can thiệp đã được nhóm Ethereum khởi xướng.

Cuộc phân tách nền tảng Ethereum chính thức diễn ra vào ngày 20/7/2016
Cuộc phân tách nền tảng Ethereum chính thức diễn ra vào ngày 20/7/2016

Trong thế giới tiền mã hóa, những cuộc thay đổi cấu trúc hệ thống như vậy còn gọi là fork. Lúc đầu, người ta đã đề xuất một soft fork, nó giống như một nút thiết lập lại toàn bộ mạng phi tập trung. Có nghĩa toàn bộ hệ thống của Ethereum sẽ khôi phục lại từ đầu, loại bỏ toàn bộ DAO đồng hoàn lại tiền cho nhà đầu tư.

Vậy nhưng đề xuất trên lại vấp phải vô số ý kiến phản đối, tạo chia rẽ lớn trong cộng đồng Ethereum. Thuộc tính cơ bản của một mạng blockchain chính là tính phân quyền, phi tập trung có nghĩa toàn bộ quyền quyết định phải nằm trong tại cộng đồng người dùng. Và nếu như thực hiện cuộc can thiệp vừa nêu, nguyên tắc phân quyền đã bị phá vỡ.

Mặt khác, phía thợ đào Ether còn phải thực hiện yêu cầu bỏ phiếu cho đề xuất khôi phục. Tuy nhiên, lỗ hổng bảo mật xuất hiện trong quá trình bỏ phiếu lại phá hủy hoàn toàn ý tưởng này.

Hậu quả tất yếu cho những mâu thuẫn trên đã khiến hệ thống chỉ có lựa chọn duy nhất là hard fork. Như vậy, một phiên bản mạng Ethereum hoàn toàn mới sẽ được tạo ra nhưng không hoàn toàn giống so với bản gốc. Người dùng lúc này phải đứng giữa lựa chọn tiếp tục ở lại phiên bản gốc của Ethereum hay chuyển sang mạng mới sao chép.

Cuối cùng cuộc hard fork mạng Ethereum cũng diễn ra khi số phiếu tán đồng lên đến 89%. Cuộc phân tách nền tảng Ethereum chính thức diễn ra vào ngày 20/7/2016. Mạng mới được hình thành lấy tên Ethereum Classic để phân biệt với mạng gốc Ethereum.

Ethereum Classic hoạt động hoàn toàn độc lập với Ethereum. Hai mạng blockchain này hoạt động tương tự nhau. Tuy nhiên, mã thông báo gốc của nền tảng Ethereum Classic lại là đồng ETC.

Phía phản đối hard fork cho rằng sự kiện phân tách trên đã tạo ra tiền lệ xấu. Người ta sẽ vào đó để yêu cầu mở các cuộc hard fork tiếp theo mỗi khi có sự cố xảy ra. Nếu điều này tiếp diễn, mạng Ethereum chắc không thể vẹn nguyên như ban đầu.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tạo ví Ethereum cực nhanh chỉ sau 5 phút

Liên minh doanh nghiệp của Ethereum

Vào tháng 3/2017, Ethereum đã đề xuất khởi xướng liên minh doanh nghiệp EEA. Ban đầu liên minh này chỉ có 30 doanh nghiệp nhưng hiện giờ con số này đã lên đến cả vài trăm. Trong đó, phải kể đến một số công có sức ảnh hưởng lớn như như Microsoft, Intel, MasterCard,..

Vào tháng 3/2017, Ethereum đã đề xuất khởi xướng liên minh doanh nghiệp EEA
Vào tháng 3/2017, Ethereum đã đề xuất khởi xướng liên minh doanh nghiệp EEA

Mục đích chính ra đời của liên minh EEA kết nối các chuyên gia của Ethereum với phía doanh nghiệp. Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động của doanh nghiệp. Sức ảnh hưởng của Ethereum vẫn không ngừng lớn mạnh, ngày càng có nhiều tổ chức doanh nghiệp triển khai dịch vụ trên mạng Ethereum.

Dự kiến nếu Ethereum 2.0 đi vào giai đoạn hoàn thiện, ngay cả các ngân hàng lớn trên toàn cầu cũng sẽ chuyển sang nền tảng này. Vì khi đó tốc độ xử lý giao dịch chắc nhanh hơn, không còn tình trạng tắc nghẽn, phí gas cắt cổ.

Sức ảnh hưởng của Buterin tại Nga và Trung Quốc

Nga và Trung Quốc là 2 thị trường khá khắt khe với tiền điện tử, các nền tảng công nghệ blockchain như Ethereum. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Buterin và Ethereum tại 2 thị trường này không vì thế mà suy giảm.

Sức ảnh hưởng của Buterin tại Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng với các chính sách khắt khe liên quan đến khai thác, phát triển tiền điện tử. Vậy nhưng bất chấp nhiều quy định cứng rắn của đất nước tỷ dân về Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác, công nghệ blockchain và hệ sinh thái Ethereum vẫn phát triển cực mạnh tại đây. Không ít loại tiền điện tử do doanh nghiệp Trung Quốc phát triển đang khởi chạy trên Ethereum.

Buterin từng tham gia cố vấn cho một liên minh doanh nghiệp hiện tại Trung Quốc
Buterin từng tham gia cố vấn cho một liên minh doanh nghiệp hiện tại Trung Quốc

Phong cách hòa đồng của Buterin cũng là một phần tạo nên sự thành công của Ethereum tại Trung Quốc. Buterin chỉ sau vài tháng đã học nói khá thành thạo tiếng Trung ngay trên app di động anh.

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến Ethereum, họ nghiên cứu nền tảng này một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như tại đại học Bắc Kinh đã thành lập riêng một chuyên khoa về Ethereum. Ở đây người ta nghiên cứu, cập nhật mọi thông tin mới nhất về nền tảng mạng blockchain lớn nhất thế giới này.

Trung tâm đúc tiền trực thuộc xưởng in tiền giấy của chính phủ Trung Quốc thậm chí còn chọn tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum cho loại tiền mã hóa sắp phát triển của họ. Mặt khác, ngày càng có nhiều doanh nghiệp blockchain đang tìm cách xây dựng nền tảng cạnh tranh với mạng Ethereum.

Tháng 5/2016, 11 sàn giao dịch lớn tại Trung Quốc đã hình thành liên minh mang tên ChinaLedger. Với mục đích chính là thiết lập một giao thức blockchain tuân thủ chính sách, quy định của chính phủ Trung Quốc. Vitalik Buterin giữ vai trò cố vấn trong liên minh đặc biệt này, chứng tỏ sức ảnh hưởng của nhà sáng lập Ethereum tại đất nước tỷ dân là cực lớn.

Mặt khác, Vitalik Buterin còn tiến hành hợp tác với Fenbushi Venture Capital, một công ty quy mô lớn về công nghệ blockchain tại Trung Quốc.

Sức ảnh hưởng của Buterin tại Nga

Tiền điện tử gắn liền với tính chất phi tập trung, không chịu sự quản lý của chính phủ. Tính chất cơ bản này có phần đối nghịch với quy định của chính phủ Nga. Thế nhưng, Nga lại là quê hương của rất nhiều lập trình viên trong lĩnh vực blockchain, tiền mã hóa. Điển hình ở đây có lẽ chính là Buterin.

Nhà sáng lập Ethereum cực kỳ có sức ảnh hưởng tại Nga
Nhà sáng lập Ethereum cực kỳ có sức ảnh hưởng tại Nga

Buterin từng sống ở Nga đến khi 6 tuổi mới chuyển sang Canada cùng gia đình. Vậy nên nhà sáng lập của Ethereum cực kỳ có sức ảnh hưởng tại nhà Nga.

Tháng 8/2017, đã có hơn 5.000 người tập trung tại quảng trường Skolkovo để lắng nghe bài phát biểu của Buterin. Trong bài phát biểu này, nhà sáng lập Ethereum đã ca ngợi Nga là một trong 3 cường quốc, là nơi lý tưởng để phát triển công nghệ blockchain. Thủ đô Moscow là một trong những nơi tập trung nhiều nút mạng nhất của Ethereum.

Trong chuyến trở về quê hương Nga, Buterin cũng đã có cơ gặp gặp mặt tổng thống Putin. Ông Putin từng bày tỏ đặc biệt quan tâm đến thông công nghệ blockchain và mong muốn công nghệ này có thể áp dụng rộng rãi tại Nga, hình thành một nền kinh tế mới cạnh tranh giữa các cường quốc khác.

Đến tháng 10/2017, ngân hàng lớn nhất Liên Bang Nga là Sberbank cho biết họ đã tham gia vào liên minh doanh nghiệp của Ethereum. Đây là bước mở đường để ngân hàng này triển khai một số dịch vụ thông qua mạng Ethereum.

Cũng trong chuyến thăm Nga vào năm 2017, Buterin đã đạt được nhiều thỏa thuận với một số doanh nghiệp lớn khác. Chẳng hạn như công ty thiết bị truyền thông Vladislav Martynov, ngân hàng Vneshtorgbank.

Người ta thường ví rằng nếu như mỹ có Bitcoin, Ripple thì Nga có Ethereum. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng cực lớn của Ethereum tại Nga.

Tin tức thất thiệt về cái chết của Vitalik Buterin

Hồi tháng 6/2017, từng xuất hiện thông tin cho rằng Vitalik Buterin đã mất mạng trong một vụ tai nạn xe hơi. Tin tức thất thiệt này đã khiến Ethereum bay hơi 4 tỷ USD vốn hóa. Sự việc bắt đầu từ 4Chan, nền tảng chia sẻ hình ảnh troll đã tung ra tin đồn về cái chết của nhà sáng lập Ethereum.

Hồi tháng 6/2017, từng xuất hiện thông tin cho rằng Vitalik Buterin đã mất mạng trong một vụ tai nạn xe hơi
Hồi tháng 6/2017, từng xuất hiện thông tin cho rằng Vitalik Buterin đã mất mạng trong một vụ tai nạn xe hơi

Mặc dù chỉ là tin đồn thất thiệt nhưng nó cũng đủ để khiến cộng đồng Ethereum một phen chao đảo. Đến nỗi chính Vitalik Buterin phải gián tiếp ra mặt khẳng định mình ổn trên trang Twitter chính của anh. Nhờ đó, vốn hóa của Ethereum mới dần phục hồi. Sự kiện này lại càng cho thấy nhà sáng lập trẻ tuổi của Ethereum có sức ảnh hưởng lớn đến cỡ nào.

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh top 10 những đồng coin tiềm năng nhất năm 2021

Kết luận

Vitalik Buterin tiến hành viết sách trắng Ethereum khi chỉ mới 19 tuổi. Hiện nay, anh là một trong những tỷ phú trẻ tuổi dưới 30 với giá trị tài sản lên đến cả tỷ USD. Sự thành công của Ethereum có một phần công lớn của  Buterin. Hành trình đi đến thành công của người chàng lập trình viên sinh năm 1994 này hẳn đã tạo cảm hứng cho không ít bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Mong rằng với phần tổng hợp kiến thức trên đây, bạn đã biết rõ Vitalik Buterin là ai!

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/