arrow-up
Coin

Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi

Coin Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi
Bá Nghĩa
21/10/2021
20:40 Chiều

Trong những năm gần đây, cụm từ “lừa đảo đa cấp” đã trở nên nóng hơn bao giờ hết. Không ít mô hình lừa đảo kiểu như vậy đã bị phanh phui nhưng vì lòng tham nên vẫn không ít mắc phải cạm bẫy đầu tư siêu lợi nhuận. Trong giới lừa đảo, mô hình tam giác Ponzi dù đã cũ nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả. Vậy Ponzi là gì?

Ponzi là gì?

Ponzi hay mô hình kim tự tháp hiểu đơn giản là một mô hình tam giác lừa đảo. Theo đó, những kẻ đứng sau mô hình sẽ dụ dỗ nhà đầu tư mới để họ tham gia vào hệ thống. Tiền đầu tư của người đến sau lại được sử dụng như tiền lãi cho nhà đầu tư trước đó. Cứ như vậy, người đến sau lại phải trả tiền cho người đến trước mà không hề hay biết gì.

Ponzi là gì?
Ponzi là gì?

Trong mô hình Ponzi không hề có chuyện lợi nhuận do làm ăn thực tế sinh ra. Vì thế đến một thời điểm nào đó, mô hình chắc sẽ sụp đổ khi đó áp lực trả lãi đã lớn hơn nguồn tiền đầu tư thu vào.

Thời gian tồn tại của mô hình lừa đảo Ponzi có thể dài hoặc ngắn tùy vào số lượng nhà đầu tư mà mô hình đó thu hút được. Thậm có những dự án đầu tư siêu lợi nhuận theo mô hình Ponzi tồn tại đến gần chục năm trước khi sụp đổ.

Lịch sử ra đời của mô hình Ponzi

Tên gọi Ponzi được đặt theo tên của trùm lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi trong bộ tiểu thuyết Martin Chuzzlewit xuất bản năm 1844. Theo đó, nhân vật Ponzi đã thực hiện thành công vô số vụ lừa đảo tại Mỹ.

Ban đầu, Ponzi sử dụng mã giảm giá quốc tế thế với mục đích mua tem giá rẻ ở nhiều quốc gia khác nhau sau đó bán lại trúng với giá cao.

Ponzi được đặt theo tên của trùm lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi trong bộ tiểu thuyết Martin Chuzzlewit
Ponzi được đặt theo tên của trùm lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi trong bộ tiểu thuyết Martin Chuzzlewit

Sau thành công ban đầu, tiếp tục mở ra một công ty chứng khoán kêu gọi nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên công ty này không về làm ăn gì cả tiền của người đến sau trả tiền cho người đến trước. Như vậy công ty của Ponzi tồn tại đến tận năm 1920 rồi mới phá sản khi áp lực trả lãi đã vượt quá số tiền của nhà đầu tư tham gia.

7 Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Nếu là một nhà đầu tư sáng suốt sẽ không khó để bạn nhận ra kiểu lừa đảo theo mô hình Ponzi.

Dự án kiểu Ponzi thường đưa ra mức siêu lãi suất
Dự án kiểu Ponzi thường đưa ra mức siêu lãi suất

Cam kết siêu lợi nhuận

Đánh vào lòng tham của nhà đầu tư, những kẻ đứng sau mô hình lừa đảo Ponzi thường cam kết mức siêu lợi nhuận mà không thể kèm theo bất kỳ rủi ro là.

Lợi nhuận đầu tư có thể lên đến vài chục thậm chí vài trăm phần trăm chỉ trong thời hạn 1 tháng hoặc 1 năm. Thực tế nếu làm ăn chính đáng hợp pháp sẽ không có một quỹ đầu tư nào dám cam kết mức lợi nhuận cao như vậy.

Luôn có lợi nhuận bất kể thị trường diễn biến ra sao

Bên cạnh lợi nhuận cao, nhà đầu tư còn được hứa hẹn sẽ luôn có lãi cho dù thị trường có diễn biến ra sao. Trong thời gian đầu lợi nhuận có thể để ổn định đúng như những gì đã cam kết. Bởi khi đó nguồn tiền đầu tư mới vẫn còn nhiều, những kẻ đứng sau vẫn còn khả năng phân chia lãi cho người tham gia trước.

Tuy nhiên, theo thời gian khi số lượng người tham gia đầu tư giảm xuống, nguồn tiền thu vào Ít đi không còn đủ sức để duy trì trả lãi, mô hình tất yếu phải sụp đổ. Lúc đó nhà đầu tư tham gia sao sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Vì họ hầu như chưa nhận được gì gì thì mô hình họ tham gia đã sụp đổ.

Hình thức hoạt động phức tạp

Nhằm cho thấy mức độ uy tín đối với nhà đầu tư còn non kinh nghiệm, những kẻ lừa đảo thường xây dựng hình thức hoạt động phức tạp. Chẳng hạn như đầu tư ngoại hối, giao dịch phối hợp đồng tương lai,..

Thậm chí người sáng lập dự án còn hoạt động dưới dạng ẩn danh. Trong trường hợp bị điều tra pháp luật, những người đứng sau sẽ dễ dàng trốn tránh.

Hoa hồng giới thiệu nhiều tầng

Không tự nhiên mà các dự án lừa đảo kiểu như mô hình Ponzi lại thu số lượng lớn người tham gia chỉ sau một thời gian ngắn. Bởi những kẻ đứng sau rất biết lợi dụng hàng ngũ nhà đầu tư tham gia đầu tiên thông qua chính sách thưởng khi giới thiệu thêm người nhiều người chơi mới.

Tiền hoa hồng có thể lên đến cả vài chục phần trăm khi bạn giới thiệu thu thêm ai đó cùng tham gia đầu tư. Kiểu hoạt động đa cấp này rất khó để để phân biệt với hình thức tiếp thị liên kết. Bản chất của đa cấp không xấu nhưng hình thức này rất hay bị lợi dụng để kéo thêm người tham gia vào các mô hình lừa đảo.

Hoạt động chui, không đăng ký với cơ quan chức năng

Nếu đã không có mục đích hoạt động rõ ràng mà chủ yếu lợi dụng nhà đầu tư, một tổ chức lừa đảo sẽ luôn tìm mọi cách để trốn tránh các cơ quan chức năng. Trước mặt nhà đầu tư, chúng vẫn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng nhận hoạt động. Thế nhưng thực tế tất cả lại chỉ là giả mạo.

Đăng ký làm giả thường lấy tên cơ quan quản lý ở nước ngoài khiến nhà đầu tư khó tra cứu. Nếu không tỉnh táo, người chơi rất dễ rơi vào bẫy lừa đảo với lời cửa hàng xử những chứng nhận uy tín hàng đầu nhưng chỉ là ảo.

Sản phẩm đầu tư chỉ theo kiểu cho có

Dấu hiệu khá dễ nhận biết ở các dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi là sản phẩm đầu tư rất hời hợt, chỉ theo kiểu cho có. Bởi họ không hề kinh doanh đơn thuần mà chỉ dựa vào chúng để kêu gọi người tham gia. Sản phẩm nếu có tồn tại, giá thường cao ngất ngưởng nhưng chất lượng lại không hề xứng tầm với giá trị.

Nhà đầu tư rất khó rút tiền một khi đã tham gia

Khi vô tình tham gia vào mô hình Ponzi, nhà đầu tư vô hình chung đã gián tiếp tham gia vào hoạt động lừa đảo. Đặc biệt là những người tham gia sau. Số tiền họ đổ vào đã trở thành tiền trả lãi cho người tham gia trước. Muốn thu hồi gỡ gạc vốn bắt buộc họ phải kêu gọi thêm người tham gia mới.

Có nên mạo hiểm tham gia vào mô hình lừa đảo Ponzi?

Không ít người mặc dù biết rõ dự án họ tham gia thực chất là mô hình lừa đảo Ponzi nhưng vấn cố dấn thân. Đó thường là những nhà đầu tư đầu tiên đổ vốn vào dự án. Họ có thể đã biết chắc phần nào khả năng sẽ thu được tiền nếu lôi kéo được thêm nhiều người cùng tham gia.

Mọi người không nên tham gia vào mô hình lừa đảo Ponzi
Mọi người không nên tham gia vào mô hình lừa đảo Ponzi

Thế nhưng thực tế không ai biết chắc rằng mình có phải nhóm người đầu tiên tham gia vào mô hình hay không. Thậm chí có một vài dự án sau khi đã huy động một khoản kha khá từ nhóm người nhẹ dạ cả tin, những kẻ đứng sau sẽ nhanh chóng cao chạy xa bay cùng số tiền đó.

Lời khuyên chân thành Beat Đầu Tư muốn dành cho bạn là đừng bao giờ lựa chọn cách mạo hiểm đổ vốn vào các dự án lừa đảo kiểu tam giác Ponzi. Bởi bạn không thể chắc chắn khi nào nó sẽ sụp đổ, biến mất cùng số tiền bạn và nhiều người khác đã đổ vào.

Cho dù bạn có kiếm được lợi nhuận từ mô hình Ponzi thì nó cũng không hề bền. Vì số tiền bạn thu về lại từ chính đồng tiền đầu tư của những người tham gia sau. Những đầu tiên này chính là mồ hôi công sức của người khác, nó không những không bền vững mà còn không để lại hậu quả tốt nếu xét trên khía cạnh đạo đức.

Trên đây là toàn bộ phần tổng hợp một số điều cần biết về mô hình lừa đảo Ponzi. Dễ dàng thấy rằng những dự án hoạt động theo kiểu Ponzi rất biết cách đánh trúng vào lòng tham của những nhà đầu tư thiếu hiểu biết. Với phần chia sẻ của Beat Đầu Tư, mong rằng bạn có thể cảnh giác và hiểu rõ mô hình Ponzi là gì!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/