arrow-up
Coin

Lạm phát là gì? 6 nguyên nhân lạm phát & giải pháp kiểm soát

Coin Lạm phát là gì? 6 nguyên nhân lạm phát & giải pháp kiểm soát
Bá Nghĩa
16/10/2021
22:34 Chiều

Chính phủ mỗi quốc gia luôn cố gắng kiềm chế mức lạm phát ở mức từ 2 đến 5%. Đất nước Venezuela từng phải đối mặt với mức siêu lạm phát trên 1.000%. Nền kinh tế nước này nhanh chóng đi vào suy thoái, giá cả mọi mặt hàng tăng chóng mặt. Vậy nguyên nhân lạm phát là gì? Trong bài viết sau đây, Beat Đầu Tư sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về nguyên nhân, mặt tích cực và tiêu cực của lạm phát.

Lạm phát là gì?

Lạm phát có thể hiểu là tình trạng giá cả hàng hóa tăng cao đột biến, trong khi đó đồng tiền nội tệ lại ngày càng mất giá so với ngoại tệ. Hay nói cách khác, lạm phát làm việc giá trị của đồng tiền nội tệ của một quốc gia nào đó đắt thế so với những đầu ngoại tệ khác.

Lạm phát là gì? 
Lạm phát là gì?

Để tính toán mức độ lạm phát, người ta cần dựa vào nhiều thông số dữ liệu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP,.. Theo đó giá cả cả hàng hóa và dịch vụ vụ sẽ được thống nhất với nhau đâu hình thành một mức giá trung bình. Chỉ số lạm phát được thể hiện dưới dạng phần trăm.

Mỗi quốc gia đều cố gắng duy trì mức lạm phát bằng hoặc dưới 10%. Chẳng hạn như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%, mức độ lạm phát đạt 5%. Như vậy, trong 1 năm đồng tiền của chúng ta chỉ mất giá 5%, suy ra tốc độ tăng trưởng kinh tế thực đạt 5%.

Tham khảo thông tin: Bitcoin (BTC) là gì? Kiến thức về đồng tiền ảo Bitcoin từ A-Z

3 Mức độ lạm phát cơ bản

Lạm phát được phân chia thành 3 mức độ
Lạm phát được phân chia thành 3 mức độ

Về cơ bản, lạm phát sẽ được phân chia thành 3 mức độ. Bao gồm lạm phát tự nhiên, phi mã và siêu lạm phát.

  • Lạm phát tự nhiên dưới 10%: Đây là mức lạm phát lý tưởng, giá cả hàng hóa không tăng quá nhanh đồng thời đồng nội tệ không bị mất giá quá nhiều so với ngoại tệ.
  • Lạm phát phi mã mã từ 10% đến 1000%: Trong bối cảnh này, đồng tiền nội tệ đã bị mất giá tương đối nhiều, lãi suất thậm chí ở mức âm, giá cả hàng hóa leo thang.
  • Siêu lạm phát trên 1000%: Đồng nội tệ đã bị mất giá hoàn toàn, giá cả hàng hóa tăng liên tục, thị trường tài chính hoạt động bất ổn.

Một nền kinh tế được xem là phát triển ổn định khi lạm phát dưới 10%. Nếu vượt con số này, mỗi chính phủ cần có biện pháp điều chỉnh đảm bảo giá cả hàng hóa không leo thang và đồng nội tệ không bị mất giá.

Phân tích 6 nguyên nhân lạm phát cơ bản

Nguyên nhân lạm thì có khá nhiều nếu phân tích kỹ càng. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu vào 6 nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân lạm phát có thể là do lực cầu tăng, lượng tiền được bơm liên tục vào thị trường 
Nguyên nhân lạm phát có thể là do lực cầu tăng, lượng tiền được bơm liên tục vào thị trường

Lực cầu tăng 

Khi nhu cầu của thị trường tăng đối với một người hàng loạt ở đó, đương nhiên giá trị loại hàng hóa đó cũng tăng lên. Không những vậy, giá nhiều loại hàng hóa khác cũng được đã tăng theo. Từ đó khiến giá cả trung bình các loại hàng hóa trên thị trường tăng lên.

Theo như chuyên ngành tài chính, lạm phát đến từ nguyên nhân lực cầu tăng còn được mô tả bằng thuật ngữ “lạm phát do cầu kéo“. Chẳng hạn như tại Việt Nam khi giá điện và giá xăng tăng khi đồng loạt các loại hàng hóa, dịch vụ khác cũng tăng theo.

Chi phí đẩy tăng

Chi phí đẩy ở đây còn được hiểu là chi phí công cụ sản xuất đầu vào. Ví dụ như tiền lương trả cho công nhân viên, chi phí cho nguyên liệu sản xuất, tiền đầu tư máy móc, tiền thuế,.. Nếu như những loại chi phí này tăng, doanh nghiệp đương nhiên phải điều chỉnh giá bán sản phẩm tăng lên.

Cơ cấu nền kinh tế thay đổi

Khi cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi cũng dễ dẫn đến tình trạng lạm phát. Với một công ty làm ăn có hiệu quả, họ thường phải tăng lương cho công nhân. Trong một số giai đoạn, chính phủ một số quốc gia còn điều chỉnh mức lương cơ sở, bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lương phù hợp với quy định.

Thế nhưng không phải bất kỳ nhóm ngành nào cũng từ hoạt động điều hòa. Thậm chí một số nhóm ngành còn suy thoái nhưng họ vẫn phải duy trì lương, thuế,.. Tuy nhiên, chính vì hoạt hình kém hiệu quả nên họ buộc phải đẩy giá thành sản phẩm cao hơn để bù lại khoản chi tăng.

Xuất khẩu tăng 

Khi hoạt động xuất khẩu tăng trưởng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm một số loại hàng hóa. Bởi lúc này, bắt đầu thu gồm nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho sản phẩm xuất khẩu. Từ đó dẫn đến tình trạng hàng hóa trong nước có thể không đủ để phục vụ nhu cầu người dân. Khi nhu cầu lớn hơn nguồn cung, giá cả sản phẩm tăng dẫn đến lạm phát.

Lượng tiền lưu hành lớn

Nguồn cung tiền tệ trên thị trường không phải lúc nào cũng ổn định. Có những thời điểm, phía ngân hàng trung ương các quốc gia có thể bơi được thêm tiền vào thị trường. Nếu có điều tiết không hợp lý, nguồn tiền nội tệ tăng khiến nó bị mất giá so với những loại ngoại tệ khác.

Ví dụ như trong giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1967, ngân hàng Trung ương Mỹ đã bơm thêm tiền vào thị trường để phục vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn đang trong thời kỳ khốc liệt. Mức lạm phát khi đó đã tăng từ 3% lên 6% sau 3 năm. Nếu như phân tích trong bối cảnh dài hạn, nhu cầu tiền thực tế không tăng trong nhưng nộp tiền danh nghĩa lại tăng, nguy cơ lạm phát là tất yếu.

Dễ thấy rằng bên cạnh sự leo thang của giá cả hàng hóa, nguồn cung tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số lạm phát. Chẳng những vậy mà ngân hàng trung ương tại mỗi quốc gia luôn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết, kiềm chế lạm phát.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong một vài bối cảnh, nó sẽ đem đến hiệu ứng tích hợp thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Thế nhưng trong bối cảnh khác, lạm phát lại là con “quái vật” kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Tác động tích cực 

Khi mức lạm phát hàng năm duy trì ở con số dưới 10% (lý tưởng là 2% đến 5%), nền kinh tế sẽ vận hành ổn định. Lúc này, giá cả hàng hóa không quá cao, kích thích nhu cầu mua sắm, vay nợ hoặc đầu tư.

Bên cạnh đó, phía chính phủ cũng có thể triển khai nhiều chiến lược phát triển kinh tế mà không gặp cản trở. Nguồn lực kinh tế đủ sức phân bổ đều giữa các lĩnh vực.

Tác động tiêu cực 

Lạm phát tăng làm tăng nợ công quốc gia
Lạm phát tăng làm tăng nợ công quốc gia

Lãi phát cao ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất, nợ công quốc gia, mất cân bằng giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa.

  • Lãi suất danh nghĩa tăng: Mức lạm phát cao dẫn đến tình trạng lãi suất danh nghĩa tăng, doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận vốn.
  • Chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa: Mặc dù lạm phát tăng tuy nhiên thu nhập danh nghĩa lại không tăng. Điều này khiến thu nhập thực tế giảm xuống, giá thật có sự chênh lệch rõ ràng với trên danh nghĩa.
  • Nợ công quốc gia tăng: Tình trạng lạm phát cao khiến các chính phủ lại càng đánh thuế mạnh hơn vào người dân. Chưa kể đến là khoản nợ công nước ngoài cũng tăng lên trước sự chênh lệch của đồng nội tệ và ngoại tệ.

Để kiềm chế lạm phát đòi hỏi mỗi chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp. Chẳng hạn như phát hành thêm trái phiếu, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, giảm thuế,.. Những biện pháp này cần phối hợp đồng bộ, cần thời để phát huy hiệu quả.

Trên đây là phần phân tích nguyên nhân lạm phát. Tình trạng lạm phát có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Một nền kinh tế ổn định nên duy trì mức lạm phát dưới 10%. Rất cảm ơn vì đã theo dõi hết bài viết của Beat Đầu Tư!

4.9/5 - (7 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/