arrow-up
Tin Tức

Scam là gì? Phân loại, dấu hiệu và cách phòng tránh Scam

Tin Tức Scam là gì? Phân loại, dấu hiệu và cách phòng tránh Scam
Bá Nghĩa
05/01/2022
09:37 Sáng

Scam là gì? Khi môi trường internet ngày một phát triển, các chiêu thức lừa đảo lại ngày càng tinh vi hơn. Nếu không tìm hiểu kỹ càng, bị động và tham chi phối, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng của những kẻ lừa đảo. Lâu nay, từ scam luôn đi đôi với lừa đảo. Vậy chính xác scam là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh scam?

Scam là gì?

Bạn hẳn từng nghe qua lời khuyên “đừng đầu tư vào dự án đó, nó là scam là đó”. Vậy nhưng vẫn không ít người thực sự hiểu rõ scam là gì.

Scam nghĩa là gì? 

Scam theo nghĩa tiếng Anh đơn giản là lừa đảo. Người ta thường dùng thuật ngữ này để chỉ cá nhân hoặc tổ chức có hành vi lừa đảo, mưu đồ chiếm đoạt tài sản hoặc lừa gạt tài sản của người khác.

Scam là gì? 
Scam là gì?

Khi môi trường internet và thiết bị kết nối với internet ngày một phát triển, hình thức lừa đảo áo của diễn biến theo hướng tinh vi hơn. Quy mô của một dự án có thể lan sang nhiều quốc gia, số lượng người bị lừa đảo cả khả năng lên tới cả triệu người.

Bị scam là gì?

Bị scam đơn giản là bạn đã rơi vào bẫy lừa đảo. Hầu hết người bị lừa đảo đều không biết mình đã bị lừa. Tuy nhiên cũng có một số khác dù biết đó là lừa đảo nhưng vì lòng tham nên vẫn muốn “chơi với dao“.

Chẳng hạn như với một dự án hoạt động theo mô hình tam giác ponzi, cứ người tham gia sau lại phải trả tiền cho người tham gia trước. Nó giống như kiểu tức đầu tư siêu lợi nhuận nhưng đến một thời điểm nào đó, mô hình này sẽ bị sụp đổ. Những kẻ đứng sau sẽ tìm cách biến mất cùng toàn bộ số của người tham gia đầu tư.

Không ít người dù đã biết rõ đó ponzi nhưng vẫn không ngại tham. Bởi họ tin rằng có thể rút lui trước khi mô hình sụp. Thậm chí, họ còn tìm cách lôi kéo thêm người khác cùng đầu nhằm kiếm hoa hồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi

Scammer là gì? 

Scammer chính là những kẻ chuyên đi lừa đảo, tìm mọi cách để chiếm đoạt tài sản của người khác. Xã hội ngày nay không hề hiếm kẻ lừa đảo. Ngay cả những người nhìn vẻ bề ngoài rất đạo mạo, học thức cũng có thể đứng sau một dự án scam. 

Scammer là kẻ chuyên đi lừa đảo, tìm mọi cách để chiếm đoạt tài sản của người khác
Scammer là kẻ chuyên đi lừa đảo, tìm mọi cách để chiếm đoạt tài sản của người khác

Nhiều kẻ đứng sau dự án lừa đảo triệu USD còn không ngừng tạo lòng tin với người khác thông qua lối sống sang chảnh, thích nói “đạo lý”.

2 Nhóm scam phổ biến

Hình thức scam tinh vi hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên nếu xét kỹ về bản chất, scam hay lừa đảo thường chia thành 2 nhóm cơ bản. Bao gồm scam online và scam offline.

Scam online 

Scam coin vẫn nhan nhản trên thị trường 
Scam coin vẫn nhan nhản trên thị trường

Đây các hình thức lừa đảo thuộc qua mạng internet. Cho dù không tiếp xúc trực tiếp với kẻ lừa đảo nhưng không ít người vẫn bị lừa.

  • Scam email

Thông thường scammer sẽ gửi email đến hành luật người dùng với nội dung dụ dỗ click vào vào đường link. Kiểu như “Phía ngân hàng cần xác thực thông tin, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin về số tài khoản, mật khẩu đăng nhập banking,..”. Bạn đặc biệt cảnh giác với những email như vậy, nhất là khi thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến.

  • Hack Facebook

Không ít người dùng đã bị hack Facebook sau khi đã điền đổi thông tin cá nhân. Những kẻ lừa đảo thay đổi sẽ sử dụng tài khoản này để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Kiểu như nhắn tin cho người trong danh sách Friends vay tiền, chuyển khoản hộ.

  • Scam qua website mạo danh

Scammer sẽ tạo một website nhái với website nổi tiếng từ giao diện cho đến nội dung. Sau đó sử dụng thủ thuật tối ưu sao để kéo website đó lên top đầu Google. Nếu không tinh ý, người dùng rất dễ bị lừa. Chuẩn bị về chủ yếu là do cung cấp thông tin cá nhân, đăng ký tài khoản sau đó chuyển tiền đầu tư.

  • Bán hàng giả

Khi xu hướng mua hàng online ngày càng thịnh hành lại càng có nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng cơ hội này để bán hàng giả.

  • Lừa đảo quyên góp từ thiện

Đánh vào tâm lý thương cảm, xót thương trước những số phận không may mắn, hình thức lừa đảo quyên góp từ thiện đã ra đời. Scammer thường đăng tải hình ảnh của người kém may mắn kèm thông tin để người khác chuyển khoản.

  • Scam coin

Trong bối cảnh đầu tư tiền điện tử ngày càng thịnh hành, bạn cần hiểu rõ bản chất scam coin là gì. Đây là hình thức lừa đảo nhắn vào nhà đầu tư tiền điện tử. Không quá khó để mọi người tìm hiểu coin scam là gì. Scammer sẽ tạo một dự án coin và lôi kéo nhà đầu tư mua coin. Các dự án như vậy thường để ẩn danh đội ngũ sáng lập, ứng dụng và công nghệ của đồng coin không rõ ràng.

Scam online không chỉ dừng lại ở những hình thức trên mà còn vô số hình thức scam tinh vi khác. Vì thế, bạn nên cẩn thận khi chuyển khoản, cung cấp thông tin cá nhân đến bất kỳ website nào.

Scam offline 

Scam offline là các hình thức lừa đảo trực tiếp. Chúng tồn tại đã lâu và vẫn không ngừng biến tướng tinh vi hơn hơn. Một vài kiểu scam offline mà bạn dễ dàng gặp trong đời sống phải kể đến như:

  • Bán hàng đa cấp
  • Đầu tư siêu lợi nhuận qua lời giới thiệu của người quen biết 
  • Kinh doanh hành giả 
  • Thôi miên lừa tiền 
  • Tạo quỹ đầu tư nhưng không hề đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào

>>> Có thể bạn quan tâm: TRON là gì? Tìm hiểu dự án TRON (TRX) và TRON Coin từ A – Z

Dấu hiệu nhận biết scam

Không khó để nhận biết một scam, nếu bạn hiểu rõ bản chất scam là gì. Hầu hết dự án scam từ online cho đến offline đều dụ dỗ người tham gia bằng mức lãi suất siêu khủng.

Các dự án scam thường hứa hẹn với người tham gia mức lợi nhuận lớn 
Các dự án scam thường hứa hẹn với người tham gia mức lợi nhuận lớn

Chẳng hạn như với một scam đầu tư siêu lợi nhuận, nhà đầu tư có thể được hứa hẹn với lãi suất cả vài chục % nếu gửi tiền đầu tư. Trong khi đó lãi suất ngân hàng hiện nay chưa hề vượt quá 10% / năm. 

Hay như một dự án coin scam, kẻ đứng sau sẽ bơm thổi để giá coin tăng nhanh đến cả vài trăm % để nhà đầu tư mua vào. Những đồng coin như vậy tăng nhanh nhưng cũng giảm rất nhanh khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng.

Đối với website chuyên lừa đảo, người dùng thường được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, dụ dỗ chuyển khoản. Bạn cần cẩn thận khi truy cập các website này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Discord là gì? Cách dùng phần mềm Discord trên PC & Mobile

Cách phòng tránh scam

Bạn nên hạn chế click vào đường link lạ
Bạn nên hạn chế click vào đường link lạ

Khi hiểu rõ scam là gì, sẽ không khó để bạn tự tìm cách phòng tránh scam thông qua một số cách thức đơn giản như:

  • Trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào, bạn phải tiến hành phân tích, tìm hiểu kỹ lưỡng.
  • Khi giao dịch trực tiếp, bạn phải nhờ bên thứ ba uy tín chứng kiến đồng thời có giấy tờ giao nhận rõ ràng.
  • Không truy cập vào website nghi ngờ, yêu cầu người dùng cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
  • Không truy cập vào đường link lạ gửi qua email, Facebook,..
  • Hạn chế đầu tư vào những dự án coin không rõ ràng danh tính nhà phát triển, nền tảng công nghệ chung chung.

Với tất cả chia sẻ trên đây của Beat Đầu Tư hy vọng bạn đã hiểu một cách chính xác định nghĩa scam là gì. Đồng thời, có thể nhận biết và phòng tránh lừa đảo.

2.1/5 - (7 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/