arrow-up
Chứng Khoán

Vốn lưu động là gì? Vai trò, ý nghĩa & cách tính chi tiết

Chứng Khoán Vốn lưu động là gì? Vai trò, ý nghĩa & cách tính chi tiết
Bá Nghĩa
16/06/2021
15:50 Chiều

Vốn lưu động có lẽ là thuật ngữ rất quen thuộc với các doanh nghiệp hiện nay. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong các tổ chức kinh doanh và cơ quan chính phủ. Tính toán chính xác vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp vận hành ổn định và liên tục. Vậy vốn lưu động là gì và cách tính toán như thế nào? Bài viết dưới đây của Beat Đầu Tư sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi này.

Vốn lưu động (working capital) là gì?

Bên cạnh một lượng tài sản cố định để duy trì hoạt động thì doanh nghiệp cũng cần đến tài sản lưu động. Tùy vào từng hình thức của doanh nghiệp mà cơ cấu của vốn lưu động cũng sẽ có sự khác nhau. 

Nhìn chung, sẽ có 2 loại tài sản lưu động dành cho mỗi doanh nghiệp đó là: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Tất cả các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được một lượng tiền lưu động nhất định. Như vậy thì mọi việc kinh doanh mới có thể tiến hành thường xuyên và liên tục được.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì vốn lưu động chính là nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp phải ứng ra để làm tài sản lưu động. Cách tính loại vốn này đó là sử dụng tài sản hiện tại để trừ đi nợ ngắn hạn. Nếu như tài sản hiện tại của doanh nghiệp đang ít hơn so với nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp đó thiếu vốn lưu động.

Lưu động vốn là số vốn tiền tệ đầu tiên của mỗi doanh nghiệp
Lưu động vốn là số vốn tiền tệ đầu tiên của mỗi doanh nghiệp

Vai trò và ý nghĩa của vốn lưu động

Để hiểu hơn về tầm ảnh hưởng của vốn lưu động đối với quá trình hoạt động của vốn lưu động hãy tìm hiểu vai trò và ý nghĩa chi tiết dưới đây.

Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động có quan trọng hay không? Chúng có vai trò như thế nào đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp? Câu trả lời dành cho bạn là:

Trước hết, vốn lưu động được dùng để sản xuất. Bên cạnh các tài sản cứng, tài sản cố định gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thì doanh nghiệp cũng cần phải có tiền để mua nguyên, nhiên liệu, hàng hóa thì mới sản xuất ra sản phẩm được. Như vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động thì bước đầu tiên phải có vốn lưu động để mua sắm những thứ đó.

Vốn lưu động ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn vốn của mình thì việc mở rộng quy mô cũng như các hoạt động cũng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Khi có sẵn nguồn vốn, chúng ta có thể nắm bắt thời cơ một cách dễ dàng, tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. 

Bên cạnh đó, vốn lưu động cũng tác động không nhỏ đến giá sản phẩm. Nếu có sẵn vốn, doanh nghiệp không phải đi vay, không phải trả lãi thì số tiền để đầu tư vào nguyên vật liệu, đầu vào sản xuất sản phẩm thấp hơn. Như vậy, thành phần sẽ rẻ hơn. 

Ý nghĩa của vốn lưu động

Hầu như tất cả các tổ chức kinh doanh, chính phủ… đều cần phải tính toán tỷ lệ lưu động vốn. Theo đó, nếu tỷ lệ vốn trong khoảng 1,2 đến 2,0 nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu con số dưới mức 1,0 nghĩa là vốn đang bị thâm hụt và dễ xảy ra các vấn đề về thanh khoản. Nhưng nếu trên 2,0 cũng có nghĩa công ty đang lãng phí tài sản thừa.

  • Vốn lưu động dương: Tỷ lệ này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, hoạt động sản xuất vẫn được tiếp diễn như bình thường để chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán nợ đã đến hạn trả.
  • Vốn lưu động âm: Có nghĩa là tài sản ngắn hạn đang thấp hơn nợ ngắn hạn. Dù bạn luân chuyển tài sản ngắn hạn thành tiền thì vẫn không đủ để đáp ứng chi tiêu trong doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp đang có lợi nhuận tốt nhưng nếu không có khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn thì vẫn có khả năng bị phá sản.

Có thể bạn quan tâm: Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức & Phân biệt với vốn điều lệ

Cách phân loại vốn lưu động

Có nhiều cách để phân loại vốn lưu động. Cụ thể là:

Theo vai trò

Để phân loại vốn lưu động theo vai trò, chúng ta tiến hành theo 3 khâu chính là: 

  • Khâu dự trữ sản xuất: Tại khâu này, vốn lưu động sẽ bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu (chính, phụ) cộng với động lực, công cụ, nhiên liệu, dụng cụ và cả các loại phụ tùng thay thế.
  • Khâu sản xuất: Vốn được thể hiện ở giá trị bán thành phẩm, sản phẩm dở dang cũng như các khoản chi phí khác đang chờ kết quả chuyển.
  • Khâu lưu thông: Vốn gồm thành phẩm, giá trị bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, khoản thế chấp,…

Theo hình thái biểu hiện

Xét ở khía cạnh hình thái biểu hiện, nguồn vốn lưu động gồm có:

  • Vốn vật tư, hàng hóa: nguyên hay nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm,…
  • Vốn bằng tiền: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, khoản đầu tư chứng khoán,…

Theo quan hệ sở hữu

Xét trên góc độ của quan hệ sở hữu, các loại vốn lưu động là:

  • Vốn chủ sở hữu: Là loại vốn có quyền sở hữu thuộc về doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quyết định đối với loại vốn này. Ví dụ như: quyền chiếm hữu, chi phối, sử dụng và định đoạt. Tùy vào hình thức hoạt động của từng doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như: vốn tự bỏ ra, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của mọi người góp cổ phần vào trong công ty…
  • Các khoản nợ: Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các khoản nợ khách hàng chưa được thanh toán, vốn phát hành trái phiếu.
Có nhiều cách để phân loại vốn lưu động
Có nhiều cách để phân loại vốn lưu động

Theo nguồn hình thành

Đối với việc phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thanh, có 5 loại là:

  • Vốn điều lệ: Là loại vốn được tạo nên từ chính nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.
  • Vốn tự bổ sung: Là loại vốn mà doanh nghiệp tự bổ sung vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Ví dụ như kiểu tái đầu tư đối với phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được.
  • Vốn liên doanh, liên kết: Là loại vốn được tạo nên thông qua nguồn vốn các bên tham gia liên doanh liên kết cùng góp vào.
  • Vốn đi vay: Là nguồn vốn doanh nghiệp đi vay tại các tổ chức kinh tế, tín dụng hay ngân hàng thương mại…
  • Vốn huy động từ thị trường với hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Cách phân loại vốn lưu động cuối cùng đó là theo thời gian huy động cũng như sử dụng vốn như thế nào. Cụ thể, có 2 loại để bạn chọn là:

  • Vốn lưu động tạm thời: Là vốn chỉ dùng để đáp ứng nhu cầu tạm thời của doanh nghiệp mà thôi. Vốn này sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng ta không thể lường trước được. Thường thì doanh nghiệp sẽ đi vay ngân hàng trong thời gian ngắn hạn để có thể có được nguồn cốn này.
  • Vốn lưu động thường xuyên: Là loại vốn có tính chất ổn định. Chúng có khả năng tạo nên tài sản lưu động thường xuyên dành cho doanh nghiệp.
Tính toán vốn lưu động chính xác để xác định được hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai
Tính toán vốn lưu động chính xác để xác định được hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai

Công thức tính vốn lưu động chính xác nhất

Tất cả các hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đều được lên kế hoạch trước. Sau đó thực hiện theo lộ trình vạch sẵn và ghi chép cẩn thận trong báo cáo tài chính theo tuần, tháng hoặc quý.

Từng giai đoạn sẽ có phát sinh cần đến vốn lưu động riêng. Thông qua đó, doanh nghiệp biết được thời gian và khả năng đáp ứng ngắn hạn đến đâu.

Tính vốn lưu động bằng chỉ số của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Tính vốn lưu động bằng chỉ số của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Ta có công thức tính cụ thể như sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Chẳng hạn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có những thông tin như sau:

  • Tài sản ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 176 nghìn tỷ đồng.
  • Nợ ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 154 nghìn tỷ đồng.

=> Vốn lưu động = 176 – 154 = 22 (tỷ đồng). Có nghĩa là tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang có dư nguồn vốn luân chuyển.

Để tính được vốn lưu động, trước tiên bạn cần biết cách xác định các thành phần. Bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn cho người chưa biết

Hướng dẫn xác định tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tất cả các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt tính thời gian từ 1 năm trở về. Bao gồm những hạng mục sau:

  • Tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc…
  • Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá có liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty.
  • Các khoản thu ngắn hạn: Bao gồm khoản bán nợ cho người mua, đại lý trong thời gian ngắn.
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: trái phiếu, tiền gửi ngân hàng…
  • Những tài sản ngắn hạn khác

Có thể bạn quan tâm: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật

Cách xác định nợ ngắn hạn để tính vốn lưu động

Là những khoản nợ công ty bắt buộc phải trả trong vòng 1 năm tính từ khi vay. Bao gồm: Vay ngân hàng hoặc công ty tài chính, khoản mua nợ từ các nhà cung cấp, các khoản nợ ngắn hạn phải trả khác…

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Muốn biết được vốn lưu động bao nhiêu là đủ thì chúng ta cần phải quan tâm đến tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio). Công thức tính tỷ lệ vốn lưu động như sau:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn.

  • Trong trường hợp tỷ lệ vốn lưu động < 1 thì có nghĩa là tài sản ngắn hạn sẽ nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp. Như vậy là khả năng phá sản cao.
  • 1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0 điều này chứng tỏ là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp. Như vậy có thể khẳng định là tiềm lựa tài chính của doanh nghiệp này tương đối ổn định. 
  • Tỷ lệ vốn lưu động > 2.0 chính là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. 

Tỷ lệ này sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Nếu tính toán thấy Working capital ratio lớn hơn 1.0 thì có có thể chấp nhận được.

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau
Vốn lưu động bao nhiêu là đủ tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau

Nhận biết thay đổi vốn lưu động (Change in working capital)

Không chỉ tìm hiểu xem vốn lưu động là gì, chúng ta cũng cần nắm bắt được xem sự thay đổi của chúng như thế nào. Vốn lưu động sẽ ảnh hưởng và thay đổi bởi những yếu tố sau đây:

  • Chính sách tín dụng của nhà nước, ngân hàng như thế nào.
  • Kế hoạch hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  • Thời hạn để thanh toán khoản tiền phải trả.
  • Tốc độ tăng trưởng của công ty ra sao.
  • Chiến lược để phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp.

Công thức tính thay đổi vốn lưu động

Có 2 cách để tính toán sự thay đổi của vốn lưu động đó là:

Cách tính phổ thông

Công thức tính toán sự thay đổi của vốn lưu động theo công thức phổ thông là:

Thay đổi vốn lưu động = Lượng vốn lưu động năm nay – Lượng vốn lưu động năm trước.

Tính thay đổi vốn lưu động bằng cách bỏ tiền và nợ vay

Theo cách tính này, chúng ta sẽ loại bỏ một số nội dung như các khoản tiền, các khoản tương đương tiền,… và áp dụng theo công thức trên. Cách này được doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn vì chúng sẽ phản ánh thực tế được vòng tiền của doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất. 

Cần tính toán và quản lý vốn lưu động một cách chính xác
Cần tính toán và quản lý vốn lưu động một cách chính xác

Các yếu tố tác động làm thay đổi vốn lưu động

Vốn lưu động có thể bị tác động và thay đổi bởi những yếu tố sau đây:

  • Doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh gì. Rõ ràng là doanh nghiệp nào có sự vượt trội hơn về quy mô hay công nghệ sản xuất thì cũng sẽ có lợi thế hơn khi tham gia đàm phán. 
  • Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Vào thời điểm khó khăn thì doanh nghiệp phải thả lỏng chính sách bán hàng cũng như tăng chiết khấu đối với các đại lý. Như vậy thì mới thúc đẩy được doanh số bán hàng và tăng vốn lưu động. 
  • Tính minh bạch của doanh nghiệp: Nếu như doanh nghiệp của bạn có khoản change in non-cash Working capital liên tục tăng thì sẽ rất khó có thể xác định được toàn bộ các khoản thu của khách hàng hay hàng tồn. Lời khuyên là doanh nghiệp cần phải thật rõ ràng trong việc tính toán nguồn vốn này nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Cân nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng
Cân nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng

Cách quản lý vốn luân chuyển mang lại hiệu quả cao

Từ cách tính vốn lưu động, chúng ta có thể thấy đây là tỷ lệ rất quan trọng. Quyết định đến sự thành bại của mỗi công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.  Biết cách quản lý tài sản và các nguồn tài chính ngắn hạn sẽ giúp công ty bạn hoạt động thêm hiệu quả, từ đó phát triển bền vững. Cụ thể:

Lưu động vốn là số vốn tiền tệ đầu tiên của mỗi doanh nghiệp
Quản lý vốn luân chuyển hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
  • Quản lý tiền mặt: Tính toán và lên dự trù số dư tiền mặt đủ để doanh nghiệp đáp ứng được các chi phí phải chi hàng ngày. Trường hợp cần thiết có thể cắt giảm chi phí để nắm giữ tiền mặt.
  • Quản lý hàng tồn kho: Xác định số lượng hàng tốn kho trong khoảng cho phép để việc sản xuất được đảm bảo liên tục. Tuy nhiên có thể giảm nguồn nguyên liệu và các chi phí sắp xếp để tăng vốn lưu động bằng tiền mặt. Hàng hoá thành phẩm tồn kho phải giữu ở mức thấp để tránh trường hợp sản xuất lãng phí.
  • Quản lý con nợ: Lên chính sách tín dụng thích hợp. Xác định các khoản nợ dễ đòi và khó đòi để đưa ra phương án giải quyết cụ thể. Đồng thời thu hút thêm khách hàng để đẩy sản phẩm ra thị trường hiệu quả.
  • Tài chính ngắn hạn: Xác định chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và nguồn tài chính cụ thể.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vốn lưu động mà các doanh nghiệp cần hiểu rõ. Việc tính toán chính xác và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý nguồn vốn tốt. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất và quy mô của doanh nghiệp.

Mã ID: v245

4.9/5 - (7 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/