Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là một trong những phương án, chiến lược được các doanh nghiệp nghiên cứu rất kỹ càng. Để hiểu hơn về bản chất, lợi nhuận, cách hoạch toán của những khoản đầu tư này thì bạn hãy đến ngay với bài viết bên dưới. Chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến những thông tin hữu nhất giúp cho mọi người nắm vững được các kiến thức liên quan.
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là gì?
Đầu tư thì ai cũng cũng hiểu rồi đúng không nào. Nếu được chia theo tiêu thức là thời gian nắm giữ thì có hai hình thức đầu chính là đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Đầu tư ngắn hạn là các khoản đầu tư nắm giữ không quá 1 năm và thường chúng có tính thanh khoản rất cao. Đầu tư dai hạn và những khoản đầu tư trên 1 năm và thường thì độ thanh khoản không cao.
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư dài hạn và có những quy định làm hạn chế không cho nhà đầu tư, doanh nghiệp chuyển đổi nhanh chóng. Ví dụ là các khoản đầu tư tài chính không phải là các khoản đầu tư chứng khoán như tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, các khoản cho vay có lãi, v.v.
Những khoản đầu tư này với lợi nhuận mong muốn là các khoản cố định và đều đặn. Khoản tiền lãi nhận được chính là một trong những nguồn thu nhập nhà đầu tư mong muốn ngoài việc kinh doanh chính.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Nguyên tắc kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Những nguyên tắc kế toán được quy định rất rõ ràng tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Chính vì thế mọi người có thể tìm hiểu để hạch toán được chính xác hơn. Về cơ bản thì thông tư này đề cập đến những vấn đề sau.
Rõ ràng, độ chính xác cao
Yêu cầu rõ ràng về tính minh bạch thông tin và ghi chép chính xác là rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nghiệp vụ kế toán cũng vì thế mà trở nên rất có giá trị, giúp tăng thêm độ tin cậy trong các báo cao. Mỗi một khoản mục sẽ có những nguyên tắc hạch toán riêng và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cũng như thế.
- Khi cho vay vốn phải theo dõi chi tiết từng khoản vay theo từng đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn vay, lãi suất vay.
- Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và tổ chức tín dụng phải được theo dõi cụ thể theo đối tượng, kỳ hạn và lãi suất …
Yêu cầu độ chính xác cao và theo dõi thường xuyên chính là nguyên tắc chính cần lưu ý và sử dụng. Qua đây cũng đánh giá được độ trung thực và hiệu quả đầu tư ra sao. Tính toán thu nhập, lợi nhuận, rủi ro tín dụng và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.
Kịp thời đáp ứng được thông tin
Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng khoản tiền, số lượng cụ thể … Khi lập báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào thời gian đáo hạn còn lại (dưới 12 tháng hoặc 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày dưới dạng tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.
Doanh nghiệp phải ghi nhận đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư này.
Trích lập dự phòng
Nếu chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật thì kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn về việc không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư thì kế toán phải ghi nhận khoản lỗ vào chi phí tài chính trong kỳ.
Trường hợp không xác định được một cách đáng tin cậy số lỗ thì khoản đầu tư không được ghi nhận là lỗ nhưng phải trình bày trong báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật hiện hành
Kết cấu phản ảnh Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Để theo dõi tình hình hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kế toán sử dụng Tài khoản 128.
Kết cấu
Bên nợ: Ghi nhận giá trị của các khoản đầu tư này tăng lên.
Bên có: Ghi nhận giá trị của các khoản đầu tư này giảm đi.
Số dư bên Nợ:
Giá trị này thể hiện các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có tại thời điểm báo cáo.
Nội dung
Tài khoản 128 có ba tài khoản phụ dùng để chia tách rõ ràng hơn về khoản đầu tư:
- Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số tiền hiện có của các loại tiền gửi có kỳ hạn.
- Tài khoản 1282 – Trái phiếu: Ghi tăng, giảm và số lượng trái phiếu hiện có mà doanh nghiệp có khả năng và dự định nắm giữ đến ngày đáo hạn.
- Tài khoản 1283 – Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và hiện có của các khoản cho vay theo hình thức ký quỹ giữa các bên nhưng không được phép mua, bán trên thị trường như chứng khoán. Tùy thuộc vào hợp đồng, khoản vay ký quỹ có thể được thu hồi một lần khi đáo hạn hoặc dần dần.
- Tài khoản 1288 – Đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và tình trạng sẵn có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (trừ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và các khoản cho vay), như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc người phát hành phải mua lại vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Cách hạch toán một vài nghiệp vụ thường gặp
Nghiệp vụ đối với tài khoản 128 có rất nhiều, tùy theo tình hình thực tế mà kế toán sẽ ghi chép cho phù hợp. Bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra các ví dụ cơ bản nhất.
- Khi gửi tiền, cho vay, mua các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền, ghi:
Nợ TK 128 – Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có các TK 111, 112.
- Định kỳ ghi nhận các khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Nợ TK 128 – Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn (lãi gốc)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi rút các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211, …. (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Tài khoản 128 – Các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).
- Để chuyển các khoản đầu tư nắm đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Drs 221, 222 (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Tài khoản 128 – Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)
Có các tài khoản phù hợp (nếu cần đầu tư thêm)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).
Hạch định kế toán chính xác ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu?
Kế toán được xem là phương pháp cụ thể nhất giúp cho doanh nghiệp biết được chính xác tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Tình hình tài sản, nguồn vốn, cấu trúc vốn, ….. đều là những thông tin mà cổ đông cần nhất. Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Sự ảnh hưởng này là do phán đoán của cổ đông về tính trung thực, khả năng sinh lợi, thăng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp. Từ đó có thể ra được các quyết định đầu tư chính xác nhất. Có nên mua hay bán cổ phiếu này cũng có được câu trả lời từ bảng cân đối kế toán.
Có thể bạn quan tâm: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tăng vốn điều lệ thặng dư
Như vậy qua những phân tích của Beat Đầu Tư hy vọng các bạn đã có thể hiểu hết về cách hạch toán tài khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Đây cũng là cách để nhà đầu tư đánh giá việc thặng dư vốn của doanh nghiệp có được tận dụng hết hay không. Chính sự rõ ràng và minh bạch thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích đấy.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!