Các hình thức đầu tư ngày càng chiếm phần quan trọng đối với thu nhập của nhà đầu tư. Ngoài trừ những sản phẩm đầu tư truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, gửi ngân hàng, … thì con người đã tạo ra được những sản phẩm hấp dẫn hơn như trái phiếu chuyển đổi. Hãy cùng tìm hiểu về ưu – nhược điểm sản phẩm đầu tư mới này cũng như lợi ích thiết thực nhất mà chúng mang lại.
Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Thế nào là trái phiếu chuyển đổi? Chắc hẳn bất kỳ ai cũng hiểu trái phiếu là gì phải không nào, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu cặn kẻ về trái phiếu chuyển đổi. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến phần định nghĩa và những đặc điểm mới thu hút nhà đầu tư của sản phẩm này.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp được biết là đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như nợ, vốn chủ sở hữu, … Cổ phiếu chính là một hình thức góp vốn hay còn gọi là huy động vốn chủ sở hữu. Trái phiếu là một hình thức vay nợ của doanh nghiệp. Tùy theo tình huống thực tế của doanh nghiệp mà đưa ra quyết định huy động vốn khác nhau.
Trái phiếu chuyển đổi là một hình thức “nâng cấp” của trái phiếu, trong tiếng anh còn gọi là Convertible Bond. Đây là trái phiếu do công ty cổ phần phát hành cho phép trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu (thông thường là cổ phiếu thường) của công ty. Trong đó:
Tỷ lệ chuyển đổi và thời hạn chuyển đổi được cố định tại thời điểm phát hành trái phiếu và chỉ thay đổi khi công ty phát hành chia tách hoặc gộp cổ phần.
Ngoài ra thì còn có trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Sản phẩm trái phiếu này sẽ dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu nước ngoài. Và chúng sẽ được giao dịch trên thị trường quốc tế ở các sàn chứng khoán lớn trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm: So sánh giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi chi tiết
Điều kiện để phát hành trái phiếu chuyển đổi
Theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/12/1018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ và có đầy đủ điều kiện sau:
- Chủ thể phát hành trái phiếu chuyển đổi: Công ty cổ phần được thành lập hợp pháp đã được cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác hợp pháp.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Công ty cổ phần muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi cần có đủ điều kiện về mặt thời gian hoạt động. Cụ thể, doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm tối thiểu và được xác định dựa trên ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi nhà đầu tư cần lưu ý
Tỷ lệ chuyển đổi được thể hiện là số lượng cổ phiếu nhận được khi chuyển đổi một trái phiếu. Tỷ lệ này được công ty ấn định ngay khi phát hành ra trái phiếu đó.
Thời hạn chuyển đổi do công ty quy định rất đa dạng, tùy theo tính toán và quyết định của từng công ty, có loại có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào, có loại chỉ được chuyển đổi vào một số thời điểm nhất định. xác định. Nhà đầu tư nên lưu ý để có thể chuyển đổi kịp thời trái phiếu của bản thân.
Sự khác biệt giữa trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thông thường là trái chủ có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu với tỷ lệ cố định trong tương lai. Do đó, loại trái phiếu này có giá trị cao hơn trái phiếu thông thường. Chúng được coi là “trái phiếu lai” do các đặc tính của cả trái phiếu và cổ phiếu.
Về mặt kinh tế, sản phẩm trái phiếu này được coi là sản phẩm “2 trong 1” kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành (chứng quyền). Quyền chọn mua cổ phiếu cung cấp cho người nắm giữ quyền, không có nghĩa vụ, mua cổ phiếu vào một thời điểm nào đó trong tương lai với mức giá xác định trước (giá thực tế).
Dòng trái phiếu này có hai hình thức, đó là trái phiếu có bảo đảm hoặc không có bảo đảm, trái phiếu có đi kèm chứng quyền hoặc trái phiếu không có chứng quyền.
Có thể bạn quan tâm: Chứng quyền có đảm bảo (CW) là gì? Cách thức giao dịch
Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có ưu và nhược điểm của riêng chúng. Trái phiếu chuyển đổi cũng như thế. Nhà đầu tư cần tìm hiểu về những mặt này để có thể đưa ra quyết định của nên mua hay không. Bên cạnh đó cũng có thể hoạch định được khoản lợi nhuận xứng đáng được nhận. Dưới đây là Ưu nhược điểm Beat Đầu Tư nhận định loại trái phiếu chuyển đổi:
Ưu điểm trái phiếu chuyển đổi
Đối với nhà phát hành
- Tạo thêm khả năng để công ty huy động vốn trên thị trường khi việc phát hành cổ phiếu phổ thông và trái phiếu không thuận lợi.
- Lãi suất của trái phiếu này thấp hơn so với lãi suất của trái phiếu thường. Điều đó có thể cho phép công ty huy động vốn với chi phí thấp.
- Khi các trái chủ thực hiện việc chuyển đổi, nó cũng có thể cải thiện cấu trúc vốn của công ty tốt hơn.
Đối với nhà đầu tư
- Được đảm bảo hưởng lãi suất cố định khi chưa thực hiện chuyển đổi và không chịu rủi ro của công ty.
- Khả năng chuyển đổi của trái phiếu tạo cơ hội cho nhà đầu tư hưởng nhiều hơn khi mà giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường tăng lên.
Nhược điểm trái phiếu chuyển đổi
Đối với nhà phát hành
Quyết định chuyển đổi của loại trái phiếu này thuộc về trái chủ, khiến công ty rơi vào thế bị động trong việc tổ chức vốn.
Nếu công ty có khả năng thu được lợi nhuận cao thì các trái chủ (người sở hữu trái phiếu) sẽ chuyển trái phiếu thành cổ phiếu và dẫn đến số lượng cổ đông mới tăng lên, các cổ đông cũ phải chia sẻ quyền kiểm soát cũng như thu nhập cho các cổ đông mới. Đây là một bất lợi lớn cho tổ chức phát hành.
Pha loãng quyền sở hữu không phải là một tính huống tốt đối với công ty phát hành. Giá trị cổ phiếu sẽ bị chia ra thành nhiều phần nhỏ sẽ không thu hút được nhà đầu tư mới.
Một bất lợi khác là thu nhập trái phiếu được tính vào chi phí, do đó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, trong khi cổ tức bằng cổ phiếu được lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty.
Do đó, khi trái chủ chuyển đổi trái phiếu sẽ làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty và giảm thu nhập sau thuế của công ty. Bên cạnh đó cũng làm tăng chi phí sử dụng của công ty một cách thụ động. Đây cũng là điều mà công ty không mong muốn.
Đối với các nhà đầu tư
Khi chưa được chuyển đổi hoặc nếu không có cơ hội chuyển đổi thì chỉ thu lợi tức với lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường. Nếu sở hữu trong thời gian dài sẽ làm cho nhà đầu tư bị thiệt hại khá lớn và nguồn vốn “bị đóng băng” mà không mang đến tỷ suất sinh lợi mong muốn.
Lợi ích khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu
Tính năng quyền chọn trong trái phiếu này mang lại quyền chọn đầu tư an toàn hơn so với mua trực tiếp cổ phiếu. Mặt khác, nếu điều kiện của nền kinh tế và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sáng sủa hơn dự kiến, nhà đầu tư vẫn có thể nắm bắt cơ hội này bằng cách chuyển đổi sang cổ phiếu.
Việc cho phép nhà đầu tư có quyền lựa chọn giữa việc sở hữu trái phiếu và cổ phiếu là điểm hấp dẫn nhất khiến cho lựa chọn đầu tư vào trái phiếu này trở nên hợp lý hơn ở thời điểm hiện tại.
Bản thân trái phiếu chuyển đổi cũng có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp và có tính thanh khoản tương tự như cổ phiếu. Tuy nhiên, việc hạn chế số lượng trái chủ dưới 100 trên thị trường thứ cấp đang được làm rõ.
Cần nhấn mạnh rằng, tùy theo phương án phát hành trái phiếu này mà mang lại lợi ích cho tổ chức phát hành và nhà đầu tư sẽ ở các mức độ khác nhau. Để đánh giá giá trị của chúng, đặc biệt là giá trị quyền chọn, cần phải có thông tin minh bạch về công ty, đặc biệt là về thu nhập kỳ vọng của tổ chức phát hành và tác động của nó đến giá cổ phiếu.
Có thể bạn quan tâm: [Tổng hợp] Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi đầu tư
Định giá trái phiếu chuyển đổi
Để định giá trái phiếu chuyển đổi dựa trên cơ sở giá trị trái phiếu và quyền mua cổ phiếu. Công thức tính như sau:
Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi
Trong đó:
– Giá trị của trái phiếu có thể hiểu là : Giá trị hiện tại của dòng tiền khi thanh toán gốc lẫn lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn. Lãi suất được xác định là lãi suất chiết khấu dựa vào lãi suất thị trường và biên độ rủi ro của tín dụng, quan hệ cung cầu.
– Giá trị quyền chuyển đổi cũng được hiểu là quyền mua cổ phiếu. Giá trị này phụ thuộc vào giá của cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm thì quyền mua sẽ ít giá trị và lợi nhuận hơn và ngược lại.
Ngoài ra giá trị quyền mua cổ phiếu còn phụ thuộc vào:
- Mức độ biến động của giá cổ phiếu,
- Thời hạn được thực hiện quyền
- Mức lãi suất trên thị trường.
Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi:
Công ty cổ phần ABC có 100 triệu cổ phần với tổng giá trị thường 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty phát hành thêm 1 triệu trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 5%/năm (tcó lãi suất thấp hơn tiền gửi tiết kiệm lãi suất ngân hàng). Sau 1 năm kể từ khi phát hành có thể chuyển đổi thành cổ phiếu ABC là 5.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (1 trái phiếu có thể quy đổi được 10 cổ phiếu).
Như vậy, nhà đầu tư có thể thu được 5 tỷ đồng sinh lời từ trái phiếu. Tuy nhiên, cũng sau hơn 1 năm, công ty ABC có bước tiến lớn mạnh trong kinh doanh giúp cổ phiếu trên thị trường tăng lên 12.000 đồng/cổ phiếu lúc này giúp nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu. Khi đó sẽ mang lại cho nhà đầu tư số tiền lời từ cổ phiếu so với giá tiền của thị trường là 7.000 đồng mỗi cổ phiếu (tương đương 70 tỷ đồng).
Lưu ý khi sở hữu loại trái phiếu Chính Phủ
Tình hình kinh doanh, cách thức hoạt động và hiệu quả của các dự án sử dụng tiền huy động từ trái phiếu này sẽ chuyển thành lợi nhuận cho cổ đông là những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm khi cân nhắc quyền mua trái phiếu chuyển đổi này.
Bên cạnh hiểu về tính chất của dòng trái phiếu này thì nhà đầu tư cũng nên quan tâm hơn các quy định về đầu tư trái phiếu. Như thế vừa đúng pháp luật lại an toàn hơn trong quá trình đầu tư.
Hiện tại, có rất nhiều người chưa hiểu rõ về trái phiếu và cổ phiếu. Nhà đầu tư cần phân biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là tính chất của trái phiếu chuyển đổi. Hãy dựa vào nhu cầu thực tế, tình hình phát triển của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất. Hình thức đầu tư này có thể giúp cho nhà đầu tư không bị thiệt hại ở hiện tại mà còn có khả năng đạt lợi nhuận cao khi chuyển đổi trong tương lai.
Mã ID: cd337
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!