GAP là chỉ báo phân tích quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định mua vào, bán ra chính xác. Nắm một cách sơ qua như vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất GAP là gì, đặc điểm, vai trò của GAP ra sao. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, các thông tin quan trọng sẽ được cập nhật chi tiết nhất đấy.
GAP là gì?
GAP là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (hay 2 cây nến) liên tiếp. GAP được xác định bởi giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến ở phía sau.
Xét trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa của phiên trước sẽ là giá mở cửa của phiên ngay sau đó. Tuy nhiên, sự tăng hoặc giảm nhiều bước trong giá mở cửa của phiên sau so với giá đóng cửa của phiên trước sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị.
Lúc đó sẽ có sự xuất hiện của GAP. Trường hợp giá nhảy vọt lên trên được gọi là GAP tăng giá (hay GAP Up). Còn khi giá giảm xuống dưới gọi là GAP giảm giá (hay GAP Down).
Vai trò của GAP
Vai trò lớn nhất của GAP đó là giúp Trader phân tích, đánh giá và thực hiện giao dịch đơn giản, hiệu quả. Ngoài việc dựa vào đặc điểm của 5 nhóm GAP trên thì bản thân GAP cũng tạo nên một kháng cự hoặc đường hỗ trợ đối với giá cổ phiếu.
Hiện tượng khoảng trống GAP có thể được lấp đầy hay không, thời gian lấp khác nhau, cụ thể là sau một vài phiên hoặc thậm chí lâu hơn. Chính vì vậy, các Trader cần cẩn trọng khi vận dụng GAP trong các giao dịch.
Có thể bạn quan tâm: [Tổng hợp] Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi đầu tư
Các loại GAP trong chứng khoán
Hiện nay, có 5 nhóm GAP chính. Mỗi loại đều có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt.
Common GAP
Common GAP hay còn gọi là GAP thường, GAP thông dụng, mang tính khoảng trống tạm thời. GAP thường sẽ xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và giao động trong các phạm vi hẹp.
Common GAP bị lấp kín không lâu sau đó, tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn. Khoảng cách giá GAP sẽ không quá cách biệt. Và đây được coi là tín hiệu khá yếu, không chi phối nhiều đến các sàn giao dịch chứng khoán, Forex…
Có thể bạn quan tâm: Top 10 sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Breakaway GAP
Breakaway GAP là GAP phá vỡ, xảy ra khi có các tin tức bất ngờ trên thị trường. Thông tin này sẽ khiến nhà đầu tư thay đổi tâm lý nhanh chóng, từ đó khiến giá cũng sẽ sang một xu hướng mới. Từ giảm chuyển thành tăng hoặc ngược lại.
So với các GAP khác, Breakaway GAP trong nhiều trường hợp không được lấp đầy, thay vào đó có thể linh hoạt thay đổi các trạng thái như: lên cao hoặc xuống thấp.
Runaway GAP
Runaway GAP hay Continuation GAP được hiểu là GAP tiếp diễn. GAP xuất hiện trong chứng khoán với số lượng và tần suất lớn hơn so với Forex, khi xu hướng tăng hoặc giảm giá được hình thành rõ rệt trước đó.
GAP không bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục diễn biến mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại. Xu hướng tăng, GAP tiếp diễn là GAP Up, đối với thị trường chứng khoán, GAP tiếp diễn phản ánh tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của nhà đầu tư.
Họ không thể chờ đợi, không ngần ngại mà tìm hiểu cách làm thế nào để mua cổ phiếu. Còn khi GAP ở xu hướng giảm thì ngược lại, GAP lúc này sẽ phản ánh tâm lý bi quan đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu, quyết định bán mạnh vì cho rằng khả năng giá phục hồi là thấp.
Exhaustion GAP
Đây là khoảng chống kiệt sức, xuất hiện trong thị trường chứng khoán. Exhaustion GAP thường nằm tại đỉnh hoặc đáy sau khi đã hình thành xu hướng tăng hoặc giảm giá một thời gian dài trước đó.
Exhaustion GAP với khối lượng giao dịch lớn là sự xác nhận cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác, cần sự xác nhận của đường xu hướng. Các Trader nên cân nhắc, canh bán cổ phiếu ở những phiên sau đó nếu có tín hiệu nến tiêu cực xuất hiện.
Island Reversal
Đây là GAP đảo ngược. Khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang và cuối cùng là đi xuống. Sau đó, Island Reversal sẽ quay lại, tuy nhiên sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà là đi thẳng lên.
Điều này khiến nhà đầu tư rơi vào tình trạng đu đỉnh, mắc kẹt. Khi giá giảm, họ muốn giải thoát mình nên xu hướng tiếp theo sẽ là giảm giá sâu.
Thời điểm thường xuyên xuất hiện GAP
Thị trường giao dịch Forex hoạt động 24/24, cộng với đó là tính thanh khoản lớn, vì vậy nên sẽ có ít GAP hơn so với GAP trong chứng khoán. Có thể điểm qua một số trường hợp xuất hiện GAP như:
- Phiên mở cửa đầu tiên của ngày thứ hai đầu tuần: Trên thực tế, thứ 7 và chủ nhật là 2 ngày Forex không giao dịch, song khi có những tin tức gây chấn động như: các tin tức liên quan tới Brexit, Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ…. cũng sẽ khiến cho GAP xuất hiện.
- Các dịp lễ tết lớn cũng là thời điểm GAP xuất hiện: Bởi đây là khoảng thời gian các ngân hàng trên thế giới nghỉ lễ, dẫn đến tình trạng giao dịch thiếu sự liên tục.
- Khi có sự kiện tài chính lớn, tác động mạnh mẽ như: FED công bố chính sách về lãi suất, ngân hàng tìm cách bán tháo tiền tệ.
Có thể bạn quan tâm: 2 cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng nhất để đầu tư hiệu quả
GAP được lấp đầy khi nào?
Xu hướng GAP đi lên hoặc đi xuống với mục đích lấp đầy khoảng trống. Các Trader thường lợi dụng những khoảng GAP được lấp đầy để giúp tăng thêm thu nhập. Song, không phải lúc nào hiện tượng này cũng có thể xuất hiện, do đó, Trader cần nắm rõ một số lưu ý sau đây để nhận biết và tránh các rủi ro.
- GAP xuất hiện ở các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, thông thường sẽ có xu hướng quay trở lại các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định chính xác xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục tăng hoặc giảm.
- GAP xuất hiện chủ yếu tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình.
Làm thế nào để giao dịch với GAP hợp lý nhất?
Để giao dịch với GAP đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc xác định khoảng thời gian lấp đầy, Trader còn có thể xác định GAP có nằm trong các mức kháng cự, vùng hỗ trợ hay các mô hình giao dịch quen thuộc nào không.
Trong trường hợp, GAP trùng với những mức cản này thì xu hướng giá sẽ quay lại để lấp GAP và cũng là để kiểm tra sự chính xác trước khi tăng hoặc giảm theo xu hướng.
Đối với hai loại GAP thường gặp như: Exhaustion GAP và Continuation GAP, tỷ lệ lấp đầy là rất cao, do đó, Trader cần tìm cách xác định các loại GAP này để quá trình giao dịch trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý khi giao dịch với GAP
Sau khi đã tìm hiểu chung, biết được cách lập tài khoản chứng khoán, việc của các Trader là tiến hành giao dịch vận dụng GAP. Song, để đạt hiệu quả cao nhất khi giao dịch, đòi hỏi Trader cần nắm được các lưu ý quan trọng sau:
- Phân tích GAP kết hợp với chỉ báo khối lượng, từ đó giúp xác nhận chính xác tín hiệu.
- Đối với hai nhóm GAP là: GAP tiếp diễn và GAP kiệt sức thường báo hiệu giá đi theo 2 hướng khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, “sa bẫy” của 2 loại GAP này.
- Kế đó, cần xác định chính xác các mức hỗ trợ hay kháng cự theo các dạng GAP để tiến hành vào lệnh phù hợp.
- GAP không phải lúc nào cũng được lấp đầy và thường lấp đầy bằng những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Vì vậy, không phải lúc nào xuất hiện GAP là ngay lập tức mở lệnh mua hoặc bán, bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tài khoản của các nhà đầu tư.
Trên đây là tổng hợp các thông tin của Beat Đầu Tư để giải đáp thắc mắc GAP là gì. Hy vọng rằng với kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về GAP, để từ đó có sự vận dụng một cách chuẩn xác trong các giao dịch của mình.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!