Lĩnh vực tài chính là nơi xuất hiện rất nhiều thuật ngữ để ám chỉ tới các vấn đề khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ về các thuật ngữ đó thì chắc chắn sẽ không thể nào hoạt động được trong lĩnh vực này. Một trong những thuật ngữ các bạn phải nắm rõ đó là Debt Ratio. Vậy Debt Ratio là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với các công ty, doanh nghiệp và nhà đầu tư hiện nay?
Debt Ratio là gì?
Debt Ratio là gì? Debt Ratio là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Chúng là từ viết tắt của Debt-to-Capital Ratio, dịch sang nghĩa Tiếng Việt tức là tỷ lệ nợ trên vốn hay tỷ lệ nợ trên thu nhập.
Theo các chuyên gia tài chính, họ nhận định Debt Ratio chính là một thước đo đòn bẩy tài chính của công ty. Tỉ lệ này được tính bằng cách lấy tổng nợ (Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) phải chịu lãi chia cho tổng số vốn hiện có của công ty.
Ngoài cách hiểu trên, chúng ta cũng có một khái niệm tương tự về Debt Ratio đó là tỷ lệ nợ trên thu nhập. Ở khái niệm này, Debt Ratio chính là cầu nối giữa tổng số tiền nợ cần trả và tổng nguồn thu nhập cá nhân của người đi vay.
Debt Ratio sẽ là một yếu tố quan trọng để ngân hàng xét duyệt hồ sơ và khoản vay của các đối tượng khách hàng. Nếu Debt Ratio nằm trong hạn mức cho phép của ngân hàng thì hồ sơ vay sẽ được xét duyệt và ngược lại.
Lý do ngân hàng thẩm định hồ sơ vay dựa trên Debt Ratio là bởi tỷ lệ này cho chúng ta biết được khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đi vay như thế nào. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá khả năng thu hồi vốn và sẽ chỉ xét duyệt cho những hồ sơ có đủ khả năng và điều kiện tài chính để vay vốn. Với việc đánh giá tỷ lệ nợ trên vốn như này, ngân hàng sẽ hạn chế tối đa được rủi ro không thu hồi được vốn.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư tài chính 2021
Ý nghĩa của Debt Ratio là gì?
Căn cứ vào thông tin chúng ta đã được tìm hiểu về Debt Ratio là gì, ta có thể biết được rằng tỷ lệ này rất quan trọng đối với các cá nhân và doanh nghiệp đi vay. Không chỉ vậy, chúng còn có ý nghĩa rất lớn đối với các tổ chức cho vay nữa. Dưới đây sẽ là một vài thông tin quan trọng về ý nghĩa của Debt Ratio mà bạn cần nắm rõ:
- Tỷ lệ nợ trên vốn nắm trong tay vai trò quyết định trực tiếp tới lợi ích của các đơn vị tài chính, người đi vay và cả quyền được vay
- Dựa vào tỷ lệ nợ trên vốn mà các tổ chức cho vay có thể thẩm định khoản vay nhanh chóng.
- Debt Ratio cho biết tiềm lực tài chính của người đi vay so với khoản vay mà họ yêu cầu với đơn vị tài chính. Nhờ đó mà người đi vay và tổ chức tài chính có thể điều chỉnh hợp lý để khoản vay được xét duyệt nhanh chóng.
- Hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu xuất hiện trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay nhờ có Debt Ratio.
- Giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và giúp họ xác định xem khoản đầu tư vào doanh nghiệp có thật sự phù hợp hay không.
Có thể bạn quan tâm: Nợ nhóm 2 là gì? Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?
Hướng dẫn cách tính Debt Ratio đơn giản
Các thông tin trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Debt Ratio là gì. Do đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thêm một vài thông tin bổ ích nữa để giúp bạn có thể áp dụng tỷ lệ nợ trên vốn ở thực tế nhé.
Công thức tính Debt Ratio là gì?
Để biết được tỷ lệ nợ trên vốn của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị tài chính thường sử dụng công thức tính sau:
Trong đó:
- Total Liabilities: Tổng số tiền nợ phải trả.
- Total Assets: Tổng số tài sản của công ty.
Kết quả của Debt Ratio cho ta biết điều gì?
Dựa vào công thức trên, ta sẽ biết được những điều mà Debt Ratio muốn nói, cụ thể đó là:
- Tỷ lệ nợ càng cao thì tức là công ty càng có đòn bẩy tài chính cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính càng lớn.
- Tỷ lệ nợ lớn hơn 1,0 (100%) cho bạn biết rằng một công ty có nhiều nợ hơn tài sản. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhỏ hơn 100% cho thấy rằng một công ty có nhiều tài sản hơn nợ. Chính vì thế, Debt Ratio thường được sử dụng cùng với các thước đo khác nhằm xác định mức độ rủi ro của công ty.
Ví dụ về Debt Ratio
Sau khi đã biết được công thức tính Debt Ratio và kết quả của Debt Ratio cho chúng ta biết điều gì thì ngay sau đây sẽ là một ví dụ minh họa về cách tính Debt Ratio để giúp bạn hiểu rõ hơn.
Ví dụ:
Tập đoàn Z đã liệt kê 0 đô la trong phần nợ ngắn hạn và nợ dài hạn hiện tại của mình trên bảng cân đối kế toán kết thúc vào ngày 1 tháng 11 năm 2018 và 3,72 tỷ đô la nợ dài hạn. Tổng tài sản của tập đoàn Z là 14,39 tỷ USD.
Áp dụng công thức tính Debt Ratio ở trên, chúng ta sẽ được kết quả là:
3,72 tỷ USD ÷ 14,39 tỷ USD = 0,2586 hay 25,86%
Có thể bạn quan tâm: Cách xóa nợ xấu CIC ngân hàng đơn giản, nhanh chóng 2021
Hạn chế của Debt Ratio
Một số hạn chế của Debt Ratio mà bạn cần nên biết bao gồm:
- Debt Ratio chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động trong quá khứ mà thiếu đi những sự đánh giá trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư, cổ đông chỉ toàn nhìn nhận trên những sự việc đã diễn ra trong quá khứ để dự đoán những điều có thể xảy ra và điều đó làm dẫn đến những dự đoán không đúng đắn.
- Nếu chỉ dựa trên cái nhìn về lĩnh vực tài chính thì tỷ lệ Debt Ratio chỉ đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty dựa trên các dữ liệu tài chính. Để đưa ra một quyết định đúng đắn hơn, các nhà đầu tư nên kết hợp cùng với các chỉ số khác nhằm tăng mức độ chính xác
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về Debt Ratio mà chúng tôi muốn đề cập tới các bạn. Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ Debt Ratio là gì và ý nghĩa của chúng như thế nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về một vài chỉ số tài chính khác thì hãy quay trở lại với beatdautu.com vào các bài viết sau nhé.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!