Khi thành lập một doanh nghiệp, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, có những ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn điều lệ là gì và có ý nghĩa như thế nào, được sử dụng như thế nào là những khái niệm được rất ít người biết đến. Hãy cùng tìm hiểu ngay những giải đáp về các thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé.
Vốn điều lệ là gì?
Để hiểu được rõ nét khái niệm vốn điều lệ là gì? nhất là những người thành lập doanh nghiệp bay làm việc trong các công ty cần phải nắm rõ các quy định trong vốn điều lệ.
Trong tiếng Anh vốn đều lệ có nghĩa là gì? Vốn điều lệ là Charter Capital, trong một số trường hợp cũng có thể được gọi là Authorized Capital. Tuy nhiên, hiện nay, người ta thường sử dụng cụm từ Charter Capital để giải thích cho câu hỏi vốn điều lệ là gì hơn.
Vốn điều lệ chính là vốn thực góp của doanh nghiệp, nói cách khác. Trong một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc một công ty hợp danh, vốn điều lệ là tổng tài sản mà những thành viên của công ty cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định hoặc chính là tổng giá trị tài sản mà những thành viên này đã góp.
Mặt khác, đối với một công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của những mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng ký mua ngay khi doanh nghiệp được thành lập.
Vốn điều lệ là gì cho ví dụ cụ thể sẽ giải thích rõ hơn cho những câu hỏi vốn điều lệ là gì, Beat Đầu Tư đưa ra ví dụ sau đây:
Một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập bởi 2 thành viên. Thành viên có tên A cam kết góp số vốn 2 tỷ VNĐ với thời hạn tối đa là 30 ngày sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký cho công ty. Trong khi đó, thành viên có tên B cam kết sẽ góp số vốn là 1 tỷ VNĐ với thời hạn tối đa là 20 ngày. Như vậy, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn đó sẽ là 3 tỷ VNĐ.
Như vậy, ví dụ trên đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi vốn điều lệ công ty là gì? có thể thấy rằng bất cứ công ty/doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải hiểu rõ khái niệm về vốn điều lệ. Nhà đầu tư có thể tự quyết định số vốn điều lệ của công ty được thành lập dựa trên ý tưởng cũng như ngành nghề mà công ty đó kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: Nợ xấu là gì? Hướng dẫn cách xóa nợ xấu CIC mới nhất
Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ
Sau khi đã biết vốn điều lệ là gì, hãy cùng chúng tôi đến với phần tiếp theo để tìm hiểu xem vai trò và ý nghĩa của loại vốn này là gì nhé.
Vai trò vốn điều lệ
Vốn điều lệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể là:
Vốn điều lệ chính là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được tỷ lệ phần vốn góp cũng như vốn sở hữu cổ phần của từng thành viên và cổ đông trong công ty. Thông qua tỷ lệ sở hữu vốn này chúng ta có thể phân chia quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích giữa các thành viên một cách rõ ràng nhất.
Điều này đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 đó là, chủ sở hữu của công ty sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty thuộc phạm vi vốn điều lệ của công ty đó.
Các thành viên và cổ đông của công ty sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác có liên quan đến doanh nghiệp nằm trong phạm vi số vốn điều lệ mà họ đã góp vào doanh nghiệp.
Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì vốn điều lệ cũng là một cơ sở giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được điều kiện kinh doanh của mình.
Vốn điều lệ chính là loại vốn thể hiện sự cam kết về trách nhiệm bằng tài sản của một doanh nghiệp nào đó đối với khách hàng, đối tác của mình. Như vậy thì, vốn điều lệ càng cao thì độ tin cậy mà khách hàng cũng như đối tác với doanh nghiệp đó lại càng lớn.
Bạn đã biết được vai trò của vốn điều lệ là gì và tầm quan trọng của chúng như thế nào rồi chứ?
Vốn điều lệ có ý nghĩa như thế nào?
Bên cạnh vốn điều lệ là gì thì vốn điều lệ để làm gì, sử dụng vốn điều lệ như thế nào cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vốn điều lệ của một công ty sẽ thể hiện tổng mức vốn đầu tư đăng ký mà các thành viên góp vào công ty để hoạt động.
Ngoài ra, vốn điều lệ cũng chính là cơ sở để phân chia lợi nhuận trong công ty cho các thành viên góp vốn, lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ % của mức vốn được góp của từng thành viên. Ngoài ra, ý nghĩa của vốn điều lệ còn là một cam kết bằng vật chất sự trách nghiệm của những thành viên góp vốn đối với các khách hàng hoặc đối tác kinh doanh.
Như vậy, hiểu theo cách đơn giản nhất, về cơ bản vốn điều lệ chính là những cam kết trách nhiệm bằng giá trị của tài sản góp vào công ty. Theo đó, những thành viên góp vốn điều lệ hoặc các cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp đó, những nghĩa vụ về mặt tài sản trong doanh nghiệp dựa trên tổng số vốn góp khi thành lập doanh nghiệp.
Một số đặc điểm của vốn điều lệ
Sau khi tìm hiểu vốn điều lệ là gì, hãy cùng Beat Đầu Tư điểm qua 2 đặc điểm quan trọng nhất của vốn điều lệ nhé.
Cam kết góp vốn điều lệ trong một thời hạn nhất định
Vốn điều lệ của các doanh nghiệp là tổng số vốn được các thành viên hoặc cổ đông cam kết sẽ góp trong một thời hạn cụ thể. Theo quy định của pháp luật, những thành viên hoặc cổ đông của các doanh nghiệp, công ty cổ phần sẽ phải thanh toán đầy đủ số vốn góp hoặc số cổ phần đã được cam kết trong thời hạn là 90 ngày, kể từ nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nếu sau thời hạn quy định, các cổ đông, thành viên vẫn chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã quy định thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị số vốn đã cam kết đối với những vấn đề phát sinh về mặt tài chính. Thời hạn là trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ hoặc trong lúc thanh toán đầy đủ số cổ phần được đăng ký mua.
Vốn điều lệ có thể là nhiều loại tài sản khác nhau
Theo những quy định của pháp luật, vốn điều lệ được góp khi thành lập công ty/doanh nghiệp có thể là nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm Đồng Việt Nam, tiền là ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất của các thành viên, vàng, những bí quyết về mặt kỹ thuật, công nghệ, những tài sản có giá trị có thể định giá được từ Đồng Việt Nam và đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm quyền của tác giả và những quyền có liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền về giống cây trồng cùng một số loại quyền khác theo như quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: Quỹ đầu tư là gì? Tìm hiểu các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam
Đăng ký vốn điều lệ như thế nào?
Đăng ký vốn điều lệ như thế nào thực chất chỉ là một quá trình mà người góp vốn chuyển quyền sở hữu tài sản từ chính thành viên đó sang công ty sắp được thành lập. Người góp vốn chỉ cần phải kê khai những thông tin khi đăng ký thành lập công ty. Cách chuyển quyền sở hữu tài sản sang công ty được xác định như sau:
- Nếu tài sản được góp là những tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu hoặc đất đã đăng ký quyền sử dụng đất, người thực hiện góp vốn sẽ phải hoàn tất những thủ tục chuyển nhượng quyền sử hữu, quyền sử dụng của tài sản đó tại những cơ quan có thẩm quyền.
- Nếu tài sản được góp là tài sản không được đăng ký quyền sở hữu, thành viên góp vốn sẽ phải giao nhận quyền sở hữu cho công ty đó bằng cách lập biên bản.
- Nếu những hoạt động thanh toán vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài, những hoạt động đó phải được thực hiện bằng tài khoản của chính nhà đầu tư đó được mở tại ngân hàng Việt Nam, không tính đến những trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tài sản.
Đăng ký vốn điều lệ quá ít
Khi bạn đăng ký vốn điều lệ quá ít thì chúng ta chỉ phải chịu một phần trách nhiệm đúng với số vốn đăng ký mở công ty mà thôi. Ưu điểm của hình thức đăng ký vốn này là trách nhiệm ít và rủi ro thấp. Người góp vốn không phải quá lo lắng về những rủi ro mà mình có thể gặp phải khi tham gia vào công ty.
Bên cạnh đó, khi đăng ký vốn quá ít cũng sẽ tồn tại những nhược điểm, vấn đề đó là:
- Công ty có vốn điều lệ ít thì sẽ không tạo được sự tin tưởng đối với đối tác cũng như khách hàng của mình. Đặc biệt là các đối tác mới của công ty.
- Trong trường hợp, công ty của chúng ta muốn vay vốn từ ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, hồ sơ có vốn điều lệ thấp thì cơ hội được duyệt cũng sẽ thấp hơn.
Lấy một ví dụ đơn giản và dễ hiểu như thế này. Công ty của bạn khi thành lập đăng ký vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Nhưng khi đối tác và khách hàng của bạn muốn ký kết một hợp đồng có giá trị khoảng 2 tỷ thì chắc chắn sẽ phân vân khi nhìn vào số vốn như vậy.
Về mặt pháp lý thì công ty của bạn chỉ chịu trách nhiệm đến 1 tỷ đồng. Số còn lại đối tác sẽ phải chịu. Như vậy họ sẽ cân nhắc xem có nên hợp tác cùng với công ty của bạn hay không trước khi quyết định.
Đăng ký vốn điều lệ quá nhiều
Đăng ký vốn điều lệ quá nhiều ngược lại hoàn toàn so với khi chúng ta đăng lý vốn điều lệ quá ít. Ưu điểm của loại hình đăng ký này là;
- Giúp bạn tạo được sự tin tưởng ở phía đối tác và khách hàng của mình.
- Khả năng nhận được các hợp đồng lớn cao hơn nhờ vào nguồn vốn điều lệ cao.
- Có được sự tin tưởng từ phía ngân hàng trong trường hợp bạn cần vay thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhưng vốn cao cũng sẽ đồng nghĩa với trách nhiệm của bạn cũng sẽ cao hơn. Trong quá trình kinh doanh, chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Khi đăng ký vốn điều lệ quá nhiều thì khi làm ăn thua lỗ, số tiền phải chi để bồi thường hợp đồng cao hơn, trách nhiệm cũng vì thế mà nặng nề hơn.
Vốn điều lệ cao thì lệ phí môn bài phải đóng hàng năm cũng như vậy mà tăng lên. Cụ thể nếu vốn điều lệ của công ty bạn dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2tr/năm. Vốn trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài sẽ là 3tr/năm
Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp
Đã hiểu về từng cách đăng ký vốn điều lệ là gì rồi thì hãy cùng xem xét xem nên chọn đăng ký vốn cao hay thấp cho công ty của mình nhé.
Việc lựa chọn mức vốn điều lệ như thế nào hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, việc chọn đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp hoàn toàn là ở chủ doanh nghiệp mà thôi. Ngoại trừ một số ngành đầu tư có yêu cầu về mức vốn tối thiểu bắt buộc phải đạt được khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ nhiều hay ít chỉ liên quan đến mức thuế và lệ phí môn bài mà các doanh nghiệp sẽ phải đóng cho nhà nước mà thôi. Về mức thuế môn bài như thế nào chúng tôi đã đề cập ở phía trên, bạn có thể tham khảo.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở phẩn khái niệm vốn điều lệ là gì thì đây chính là một hình thức cam kết trách nhiệm thông qua tài sản của doanh nghiệp đối với các đối tác cũng như khách hàng của mình. Vì thế, khi cân nhắc chọn vốn điều lệ cao hay thấp, chúng ta bắt buộc phải chú ý những điều sau:
- Vốn điều lệ thấp/quá thấp thì cũng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp không quá cao và không tạo niềm tin được với khách hàng của mình. Đặc biệt ảnh hưởng đối với những doanh nghiệp nào cần phải vay vốn từ ngân hàng để duy trì việc sản xuất, kinh doanh.
- Vốn điều lệ cao/quá cao cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đó cũng cao hơn, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi tham gia đấu thầu, liên kết với các công ty khác sẽ nhận được nhiều lợi thế hơn,
Chú ý, trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp muốn tăng vốn điều lệ thì rất dễ nhưng để giảm vốn thì sẽ khó khăn hơn đấy. Hãy căn cứ vào khả năng tài chính của công ty cũng như quy mô và định hướng phát triển để xác định được mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.
Việc chọn được mức vốn điều lệ phù hợp ngay từ ban đầu giúp cho hoạt động của công ty, doanh nghiệp ổn định hơn, tạo tiền đề để phát triển sau này. Khi đã tăng trưởng đến một mức độ nào đó, chúng ta có thể tăng vốn điều lệ của công ty tùy vào khả năng của mình.
Thời hạn sử dụng vốn điều lệ
Theo như quy định thì chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của một doanh nghiệp bắt buộc phải góp vốn đủ và theo đúng loại tài sản đã cam kết ban đầu khi mới đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời gian góp vốn là trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoảng thời gian này không tính đến thời gian vận chuyển cũng như nhập khẩu tài sản góp vốn hoặc hoàn thiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Quy định vốn điều lệ đối với loại hình doanh nghiệp
Quy định về số vốn điều lệ là gì đối với từng doanh nghiệp là điều mà chúng ta cần nắm được để huy động một cách chính xác nhất. Cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp như sau:
Loại hình doanh nghiệp | Quy định chi tiết |
Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên | Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong quá trình đăng ký thành lập, vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản được chính chủ sở hữu công ty cam kết góp đồng thời được ghi rõ ràng trong điều lệ của công ty.
Chủ sở hữu công ty chính là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ vả cả nghĩa vụ tài sản khác nữa của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đó. |
Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thì vốn điều lệ chính là tổng giá trị vốn góp của các thành viên khi mới thành lập công ty. Số vốn này được các thành viên cam kết và ghi chi tiết trong phần điều lệ hoạt động của công ty đó.
Người chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính là từng thành viên tùy vào số vốn mà mỗi người góp như thế nào. Trừ các trường hợp được pháp luật quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật Doanh nghiệp thì không cần phải thực hiện theo. |
Vốn điều lệ công ty cổ phần | Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ của một công ty cổ phần chính là tổng mệnh giá các loại cổ phần mà công ty đã bán. Số vốn điều lệ khi đăng ký thành lập của của công ty cổ phần sẽ được ghi trong điều lệ công ty khi mới đăng ký thành lập.
Như vậy thì vốn điều lệ của một công ty cổ phần vào thời điểm đăng ký chính là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông đã góp đủ số vốn trong thời hạn quy định. Vốn sẽ được chia ra thành các phần khác nhau để những ai có nhu cầu tiền hành mua số lượng phù hợp cho mình. |
Thời hạn góp vốn điều lệ đối với từng doanh nghiệp
Thời gian góp vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp không giống nhau. Cụ thể là:
Loại hình doanh nghiệp | Nội dung chi tiết |
Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên | Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng với giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày tính từ thời điểm ngày cuối cùng mà công ty phải góp đủ vốn điều lệ.
Chủ sử hữu bắt buộc phải chịu trách nhiệm tương đương đúng với số vốn mà mình đã cam kết thực hiện. Thời gian thực hiện là vào trước ngày cuối cùng mà công ty đăng ký vốn theo quy định. |
Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký thay đổi nguồn vốn điều lệ cũng như tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên đúng bằng với số vốn theo quy định trong thời hạn là 30 ngày.
Những ai chưa góp đủ vốn ban đầu đã cam kết thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đúng theo tỷ lệ vốn đã cam kết theo đúng như nghĩa vụ tài chính đã cam kết và phát sinh. Số tiền phải đóng được tính vào khoảng thời gian trước ngày mà công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ cũng như đúng tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên. |
Vốn điều lệ công ty cổ phần | Công ty cổ phần thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng đúng với mệnh giá số cổ phần mà công ty đã được thanh toán đủ. Chỉ trừ trường hợp nào mà số cổ phần đã bán hết trong thời gian đăng ký nhưng chưa được thanh toán thì bắt buộc phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
Những cổ đông nào chưa thanh toán tiền cổ phần hoặc thành toán chưa đủ số tiền đúng theo cam kết về trách nhiệm thì sẽ phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đã ký mua. |
Sự khác biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được 2 loại vốn này? Sau đây sẽ là phần giải đáp mà chúng tôi dành cho bạn.
Như đã nói ở trên, bạn đã nắm được vốn điều lệ là gì rồi chứ? Còn đối với vốn pháp định, khái niệm này không được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhưng trong thực tế thì chắc chắn ai cũng sẽ nghe nhắc đến khái niệm này.
Vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu mà mỗi một doanh nghiệp bắt buộc phải có thì mới thành lập được doanh nghiệp. Mức vốn này chỉ áp dụng cho một vài ngành nghề nhất định mà thôi.
Tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề thì vốn pháp định sẽ khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn muốn thành lập được một công ty đầu tư chứng khoán thì chúng ta bắt buộc phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng.
Điểm giống nhau của 2 loại vốn này là đều là vốn do chủ sở hữu cũng như thành viên hoặc cổ đông thực hiện đóng góp khi thành lập doanh nghiệp.
Điểm khác nhau duy nhất của 2 loại vốn này đó là: Vốn pháp định bắt buộc phải thấp hơn hoặc bằng so với số vốn điều lệ.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến vốn điều lệ
Sau khi tìm hiểu những giải đáp về vốn điều lệ là gì, đặc điểm của vốn điều lệ là gì, hãy cùng đến với những câu hỏi thường gặp có liên quan đến vốn điều lệ nhé.
Vốn điều lệ tối thiểu của công ty là bao nhiêu?
Vốn điều lệ tối thiểu cần góp vào một công ty sẽ tùy thuộc vào ngành nghề mà công ty đó kinh doanh. Đối với một số ngành, pháp luật sẽ không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên, một số ngành sẽ có quy định, bao gồm:
- Ngành ngân hàng.
- Những tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Những tổ chức kinh doanh bất động sản.
- Các dịch vụ đòi nợ và dịch vụ bảo vệ.
- Các dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài.
- Ngành sản xuất phim ảnh.
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không.
- Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không (lưu ý không phải là doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không).
- Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung.
- Các dịch vụ kiểm toán.
- Dịch vụ thiết lập mạng viễn thông cố định cố định trên mặt đất và thiết lập mạng viễn thông di động trên mặt đất, thiết lập mạng viễn thông cố định và di động vệ tinh.
Với những trường hợp không quy định số vốn điều lệ tối thiểu, rất nhiều công ty lựa chọn đăng ký vốn điều lệ là 1 triệu VNĐ khi thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật thì số vốn này hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên, về mặt kinh doanh, đăng ký vốn điều lệ quá ít sẽ dễ khiến cho những đối tác, những cơ quan ngân hàng và thuế không tin tưởng vào doanh nghiệp đó khi đi giao dịch. Do đó, cần lưu ý rằng khi đăng ký vốn điều lệ, các công ty/doanh nghiệp phải lựa chọn một mức vốn hợp lý.
Vốn điều lệ tối đa của công ty là bao nhiêu?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về số vốn tối đa mà các thành viên được góp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp được toàn quyền quyết định mức vốn góp, đảm bảo cho việc kinh doanh cũng như giúp các hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư online là gì? Top 3 kênh đầu tư online uy tín, ít vốn
Khi mở công ty có cần phải chứng minh vốn điều lệ không?
Bên cạnh vốn điều lệ là gì thì việc có cần phải chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty không cũng là một câu hỏi vô cùng quan trọng được đặt ra. Câu trả lời là doanh nghiệp hoàn toàn không cần phải chứng minh vốn điều lệ, bạn sẽ không cần phải chứng minh vốn điều lệ có trong tài khoản khi thành lập công ty/doanh nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần phải hoạt động có hiệu quả, quản lý mọi công việc, hoạt động kinh doanh một cách chặt chẽ nhất và đảm bảo mọi hoạt động luôn nằm trong khả năng kiểm soát của mình, không cần phải chứng minh về vốn điều lệ.
Ngoài ra, thời hạn mà doanh nghiệp cần phải góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết là trong vòng 90 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận kinh doanh. Nếu sau thời hạn đó mà vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành điều chỉnh lại số vốn điều lệ với cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra vốn điều lệ?
Hiện nay, không có bất cứ cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc kiểm tra vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đăng ký và chịu trách nhiệm về số vốn điều lệ hoàn toàn là những công việc nội bộ của doanh nghiệp/công ty đó.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sẽ kinh doanh hợp pháp, chịu trách nhiệm những vấn đề tài chính sẽ phát sinh trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký, đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với đối tác, chủ nợ và đặc biệt là người lao động.
Tìm hiểu tăng vốn điều lệ là gì?
Tăng vốn điều lệ để làm gì cũng là một trong những câu hỏi phổ biến nhất được nhiều người đặt ra. Tăng vốn điều lệ là một hoạt động giúp các công ty/doanh nghiệp nâng cao năng lực về mặt tài chính, có thêm nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa trong tương lai.
Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các khách hàng, đối tác, các cơ quan thuế, ngân hàng cũng như các cổ đông có thêm nhiều niềm tin hơn về các hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn điều lệ là gì và cách tăng nguồn vốn điều lệ như thế nào? Sau đây sẽ là yêu cầu hình thức đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Hình thức tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp | Hình thức |
Tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên | Phương thức tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
|
Tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Cách thức tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên đó là các thành viên tự góp thêm vốn. Nhưng nếu công ty bị hạn chế số thành viên thì chúng ta có thể tăng vốn bằng cách:
|
Tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần | Doanh nghiệp cổ phần là loại hình kinh doanh đang chiếm ưu thế cực cao trong việc huy động vốn. Loại hình này hoàn toàn không hạn chế về hình thức cũng như số lượng cổ đông. Cùng xem các hình thức tăng vốn điều lệ là gì nhé.
|
Ảnh hưởng tác động tới việc tăng số vốn điều lệ là gì?
Việc tăng vốn điều lệ đối với các công ty sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình này, chúng ta cần phải xem xét đến những ưu, nhược điểm để có được sự điều chỉnh phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
Những điểm tác động tích cực của việc tăng số vốn điều lệ là gì?
- Giúp công ty có thể củng cố thêm về tiềm lực tài chính. Từ đó, góp phần tạo ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho công ty trong quá trình hoạt động của mình, mở rộng việc hợp tác kinh doanh.
- Công ty sẽ tạo được uy tín nhất định trong mắt của đối tác và khách hàng khi tăng thêm vốn điều lệ.
- Có cơ hội để gia tăng thêm về hạn mức vay vốn từ ngân hàng giúp cho việc hoạt động trở nên dễ dàng hơn.
- Là cơ sở để giúp cho các doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh trong tương lai.
Những rủi ro khi tăng vốn điều lệ mà chúng ta cần phải lưu ý là:
- Doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro liên quan đến sụt giảm vốn trong một vài tình huống cụ thể.
- Vốn điều lệ tăng cũng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ, trách nhiệm của các thành viên trong công ty cũng sẽ tăng theo.
- Phát sinh thêm nhiều khoản nợ hơn hoặc là các nghĩa vụ tài chính cần thanh toán trong quá trình mà công ty hoạt động.
- Nếu như công ty của bạn không có đủ khả năng thực hiện hợp đồng đối với các đối tác, doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cũng như ý kiến của công ty đâu nhé.
Như vậy, bài viết trên là toàn bộ những giải đáp về vốn điều lệ là gì, ý nghĩa của việc góp vốn điều lệ cũng như những điều cần biết khi đăng ký vốn điều lệ. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan, hãy truy cập ngay vào trang web https://beatdautu.com/ các bạn nhé.
Mã ID: v961
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!