arrow-up
Tài Chính

Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp từ năm 2022

Tài Chính Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp từ năm 2022
Bá Nghĩa
08/10/2021
08:10 Sáng

Rất nhiều lao động hiện nay vẫn chưa nắm rõ các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp. Điều này vô tình khiến họ không biết nó bản thân sẽ được hưởng những quyền lợi gì làm việc cho một công ty nào đó. Theo như quy định thì từ năm 2021, mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo người lao động được tham gia vào bốn loại hình bảo hiểm bắt buộc. Vậy đó là những loại bảo hiểm nào?

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm quy định bởi pháp luật mà mọi doanh nghiệp sử dụng người lao động phải tuân thủ. Có nghĩa tổ chức, cá nhân cần tham gia đóng bảo hiểm với mức phí, điều kiện, mức đóng tối thiểu theo quy định đã đề ra.

Bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với những loại bảo hiểm đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người lao động
Bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với những loại bảo hiểm đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người lao động

Thực tế, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với những loại bảo hiểm đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người lao động. Đối với từng thời kỳ phát triển in, chính phủ lại có những quy định riêng về bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp.

 

Advertisement




Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp

Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp bao gồm bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp.

Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp
Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội – BHXH 

Đây là một trong 4 loại hình Bảo hiểm bắt buộc quan trọng nhất mà trong mỗi doanh nghiệp phải đóng cho người lao động. Theo như điều 2 Bộ luật Lao động 2014 đã quy định rõ đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

  • Mọi tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, hộ kinh doanh cá thể hoặc bất kỳ tổ chức nào khác có sử dụng người lao động.
  • Cá nhân có sử dụng người lao động theo hợp đồng cam kết.
  • Tất cả cơ quan tổ chức nước người có hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Đối với người lao động Việt Nam và nước ngoài, doanh nghiệp đều phải tuân thủ mức đóng bảo hiểm xã hội theo luật định.

  • Lao động là người Việt Nam: Mức đóng bảo hiểm xã hội phải bằng 17% tổng tiền lương hàng tháng. Trong đó có 14% sẽ thành công hữu trí, tử vong và 3% dành cho quỹ ốm đau, thai sản.
  • Lao động là người nước ngoài: Mức mức đóng bảo hiểm xã hội phải bằng 3% năm tổng tiền lương hàng tháng.

Lưu ý rằng mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài theo quy định trên chỉ áp dụng đến hết giai đoạn năm 2021. Còn theo như Nghị định bổ sung 143/2018/NĐ – CP, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được bổ sung bảo hiểm xã hội.

Theo đó kể từ ngày 1/1/2022, bên sử dụng lao động phải đảm bảo mức đóng 14% cho quỹ hưu trí, tử vong. Người lao động nước ngoài sẽ đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử vong.

Bảo hiểm y tế – BHYT 

Bên cạnh bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cần phải đảm bảo áo cho người lao động tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ. Mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cho lao động Việt Nam và người nước ngoài đều tương đương 3% tổng tiền lương hàng tháng.

Nhờ có bảo hiểm y tế, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đã được đảm bảo quyền lợi tốt hơn khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo thông tin: Hướng dẫn chi tiết cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại phường MỚI

Bảo hiểm thất nghiệp – BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp rất cần thiết với người lao động trong tình hình dịch bệnh COVID 
Bảo hiểm thất nghiệp rất cần thiết với người lao động trong tình hình dịch bệnh COVID

Theo quy định của điều 13 Bộ luật Lao động năm 2013, mọi doanh nghiệp đều phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Cụ thể, đối tượng sử dụng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, vũ trang,.. doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các cá nhân có tham gia sửa tục lao động theo hợp đồng.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ tương đương 1% tổng tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên đối tượng lao động ở nước ngoài không được tham gia loại hình bảo hiểm này.

 

Advertisement




Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp – BHTNLĐ và BNN

Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ chia làm hai trường hợp.

Trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã gửi nhưng hết thời hạn xử lý. 

  • Lao động Việt Nam: Mức đóng bảo hiểm tai lao động và bệnh nghề nghiệp tương đương 0.5% tổng tiền lương hàng tháng.
  • Lao động người nước ngoài: Mức đóng bảo hiểm tai lao động và bệnh nghề nghiệp tương đương 0.3% tổng tiền lương hàng tháng.

Trường hợp doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị và được chấp thuận bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 

  • Lao động người Việt Nam: Mức đóng bảo hiểm tai lao động và bệnh nghề nghiệp tương đương 0.3% tổng tiền lương hàng tháng.
  • Lao động người nước ngoài: Mức đóng bảo hiểm tai lao động và bệnh nghề nghiệp tương đương 0.3% tổng tiền lương hàng tháng.

Như vậy với trường hợp thứ thứ hai, doanh nghiệp phải đảm bảo mức đóng bảo hiểm lao động và tai nạn nghề nghiệp ngang nhau cho cả lao động nước ngoài và Việt không Việt Nam.

Những đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Cả lao động Việt Nam và lao động nước ngoài đều có quyền tham gia bảo hiểm bắt buộc
Cả lao động Việt Nam và lao động nước ngoài đều có quyền tham gia bảo hiểm bắt buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm 3 chủ thể chính. Đó là người lao động Việt Nam, người lao động nước ngoài và bên sử dụng lao động.

  • Người lao động Việt Nam: Đây là đối tượng lao động người Việt đã làm việc đổ từ 1 tháng trở lên.
  • Lao động nước ngoài: Đối tượng công dân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ hành nghề, giấy phép và hợp đồng lao động. Đồng thời, Họ đã làm việc đủ từ 3 tháng trở lên.

Có thể bạn quan tâm: Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Thủ tục & cách mua từ A-Z

2 Phương án đóng bảo hiểm bắt buộc cơ bản 

2 Phương án đóng bảo hiểm bắt buộc cơ bản 
2 Phương án đóng bảo hiểm bắt buộc cơ bản

Sẽ có 2 phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc. Cả hai phương án này đều đóng hàng tháng.

  • Người lao động: Thực hiện đóng định kỳ hàng tháng. Với người lao động làm việc tại nước ngoài nhưng đã có ký kết hợp đồng, thời gian đó có thể linh động 3, 6 hoặc 12 tháng đóng một lần. Bên cạnh đó người lao động đang làm việc tại nước ngoài có thể lựa chọn phương án đóng bảo hiểm 1 lần.
  • Người sử dụng lao động: Thực hiện đóng bảo hiểm hàng tháng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có thể đóng bảo hiểm theo 3 hoặc 6 tháng một lần.

Có thể bạn quan tâm: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Ý nghĩa, phân loại & cách hoạt động

Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời khi tuân thủ tham gia để đổi những loại bảo hiểm này, doanh nghiệp còn chứng minh được sự uy tín, trách nhiệm người lao động nói riêng và toàn cộng đồng nói chung. Rất cảm ơn vì đã dành chút thời gian xe ô tô hết bài chia sẻ của Beat Đầu Tư!

Mã ID: c193

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!

Bá Nghĩa

Chào các bạn, mình là nghĩa. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là crypto, forex và chứng khoán. liên hệ với tôi qua số 0982149607

Bài viết liên quan

telegram
*/