Nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn để hỗ trợ khách hàng về vấn đề tài chính. Và một trong những dịch vụ được khách hàng tìm đến nhiều nhất đó chính là bảo lãnh đối ứng. Vậy bạn có biết bảo lãnh đối ứng là gì không? Nếu không thì hãy để chúng tôi giúp bạn tìm ra câu trả lời tại bài viết này nhé.
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Nếu không hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào biết được bảo lãnh đối ứng là gì. Đây là một sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
Hiểu một cách đơn giản thì bảo lãnh đối ứng chính là một cam kết của ngân hàng trung gian chi trả cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Cam kết này sẽ được thực hiện khi ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã được nêu rõ trong các điều khoản về bảo lãnh đối ứng.
Còn nếu bạn muốn biết chính xác định nghĩa của bảo lãnh đối ứng là gì thì có thể tham khảo thông tin sau:
Có thể bạn quan tâm: Bao thanh toán là gì? Tổng hợp kiến thức về bao thanh toán
Quy trình hoạt động của bảo lãnh đối ứng
Nếu đã nắm rõ bảo lãnh đối ứng là gì thì bạn sẽ biết rằng cách thức hoạt động của hình thức này không quá phức tạp và được diễn ra trong một quy trình cụ thể như sau:
- Đầu tiên, giám đốc và người thụ hưởng (Ngân hàng phát hành bảo lãnh) thực hiện ký kết hợp đồng mua bán. Để bảo lãnh đối ứng diễn ra thuận lợi, giám đốc và người thụ hưởng nên đặt tại đất nước khác nhau. Nếu không thì giám đốc có thể lựa chọn một bảo lãnh ngân hàng có lợi cho bên thụ hưởng mà không cần sử dụng tới hình thức bảo lãnh nào.
- Sau đó, giám đốc sẽ hướng dẫn ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh đối ứng.
- Ngân hàng của giám đốc (Bên hướng dẫn) sẽ phát hành bảo lãnh đối ứng có lợi cho ngân hàng bảo lãnh. Như vậy sẽ giúp phát hành bảo lãnh ngân hàng phản kháng lại các khoản bồi thường đối ứng.
- Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh có lợi cho người thụ hưởng.
Trong quá trình hoạt động của hình thức bảo lãnh đối ứng, các bạn cần phải biết thêm về các đối tượng tham gia bao gồm:
- Giám đốc ngân hàng: Bên đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng
- Ngân hàng hướng dẫn: Bên yêu cầu ngân hàng của người thụ hưởng phát hành bảo lãnh với khoản bồi thường đối ứng
- Ngân hàng bảo lãnh: Có nhiệm vụ bảo đảm số tiền bồi thường được thanh toán nếu tiền gốc bảo lãnh không đáp ứng được các điều khoản có trong hợp đồng
- Người thụ hưởng: Bên có lợi và thường là cho người bảo lãnh
Ưu điểm
Bảo lãnh đối ứng là một hình thức đem lại rất nhiều lợi ích, có thể kể tới một vài điều như sau:
- Loại bỏ đi nhiều rủi ro liên quan tới chính trị và kinh tế của quốc gia: Hình thức bảo lãnh ngân hàng được phát hành bởi một ngân hàng bảo lãnh. Trong khi đó, ngân hàng này lại được đặt tại một quốc gia không phải là người thụ hưởng nên sẽ đảm bảo được tính an toàn.
- Loại bỏ rủi ro thẩm quyền tài phán ở các quốc gia khác: Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài chính thương mại phụ thuộc vào định hướng của người nộp đơn. Hình thức này không phải là một điều dễ dàng gặp được để ngăn chặn các khoản thanh toán trong BLNH theo lệnh của tòa án tại địa phương. Và bằng cách bảo lãnh ngân hàng địa phương, người thụ hưởng sẽ loại bỏ được rủi ro tài phán ở các quốc gia khá
Thực hiện bảo lãnh đối ứng cho mục đích gì?
Như vậy chúng ta đã được tìm hiểu khái quát về bảo lãnh đối ứng là gì. Tuy nhiên, bạn có biết vì sao người ta lại sử dụng hình thức bảo lãnh ngân hàng này không? Mục đích chính của bảo lãnh đối ứng đó là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính của các bên liên quan.
Không chỉ thế, bảo lãnh đối ứng còn được sử dụng để làm “bản cam kết” cho các hợp đồng tài chính quốc tế. Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ có nhiệm vụ cấp cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ sẽ được bên bảo lãnh và bên tài chính cho vay thực hiện.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng
Tại mỗi ngân hàng sẽ có chính sách bảo lãnh đối ứng khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng và giúp cho khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình. Tuy nhiên, dù đưa ra những chính sách bảo lãnh đối ứng không giống nhau nhưng các ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy định chung do Ngân hàng Nhà Nước quy định như sau:
- Trong vòng 5 ngày, bên thực hiện bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ với bên được nhận bảo lãnh sau khi bên thực hiện bảo lãnh đã nhận được văn bản yêu cầu.
- Khi đã thực hiện nghĩa vụ xong, bên thực hiện bảo lãnh sẽ tiến hành gửi yêu cầu cho bên bảo lãnh đối ứng. Bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như những gì mà mình đã cam kết trước đó.
- Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chỉ được coi là hợp lệ nếu như trong thời gian còn hiệu lực của các cam kết.
Bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng ở Việt Nam
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng cho khách hàng. Nếu bạn đang mong muốn tìm tới dịch vụ bảo lãnh đối ứng thì có thể tham khảo tại các ngân hàng sau đây nhé:
Ngân hàng BIDV
Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng đi đầu về mức độ uy tín hiện nay. Do đó, chắc chắn dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại BIDV sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn rồi.
Hiện sản phẩm bảo lãnh đối ứng do BIDV triển khai đang áp dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ phát hành văn bản cam kết với bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (Bên nhận bảo lãnh). Sau đó, ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết.
Bên được bảo lãnh ở đây có thể nói tới doanh nghiệp hay các tổ chức mà doanh nghiệp muốn ngân hàng BIDV đứng ra bảo lãnh.
Điểm đặc biệt trong dịch vụ bảo lãnh đối ứng của BIDV đó chính là ngân hàng cho phép đối tượng bảo lãnh là các tổ chức trong và ngoài nước. Chưa kể, những lợi ích mà dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng BIDV giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của đối tác (Trong trường hợp đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng).
- Làm tăng mức độ uy tín, tin cậy của doanh nghiệp với đối tác.
- Gia tăng cơ hội vay vốn để giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: Cập nhật chi tiết biểu phí chuyển tiền BIDV mới nhất năm 2021
Ngân hàng Vietcombank
Bên cạnh ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietcombank cũng là một sự lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh đối ứng.
Với dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại Vietcombank, ngân hàng (Bên bảo lãnh đối ứng) sẽ có nhiệm vụ phát hành bảo lãnh cho ngân hàng khác (Bên bảo lãnh). Trong đó, sẽ có bên đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh cho các nghĩa vụ của doanh nghiệp (Bên được bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh.
Có thể bạn quan tâm: Lịch làm việc ngân hàng Vietcombank trên toàn quốc mới nhất
Một số câu hỏi liên quan tới bảo lãnh đối ứng
Để củng cố thêm kiến thức và giúp bạn hiểu rõ hơn bảo lãnh đối ứng là gì, chúng tôi sẽ tổng hợp một số câu hỏi liên quan tới dịch vụ này ở dưới đây.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh đối ứng là gì?
Theo như quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, các giấy tờ, hồ sơ cần thiết mà bạn cần phải chuẩn bị bao gồm có:
- Văn bản yêu cầu bảo lãnh.
- Giấy tờ có chứa đầy đủ thông tin về khách hàng.
- Tài liệu liên quan tới các nghĩa vụ được bảo lãnh.
- Tài liệu về các biện pháp an toàn và bảo đảm, nếu có.
- Tài liệu về các bên liên quan, nếu có.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng là gì?
Bên bảo lãnh đối ứng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu nhận được yêu cầu phù hợp với các quy định đã cam kết trước đó.
- Trả lại toàn bộ tài sản đảm bảo (Nếu có) và các giấy tờ liên quan cho bên đảm bảo trong trường hợp không có thỏa thuận khác khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày làm việc phải nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh bề lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời phải có văn bản trả lời cho bên khiếu nại.
- Lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật đã ban hành.
- Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận cam kết bảo lãnh được phát hành.
Quyền của bên bảo lãnh đối ứng là gì?
Khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng cũng sẽ có các quyền bao gồm:
- Từ chối hoặc đồng ý với đề nghị phát hành bảo lãnh.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan về việc thẩm định bảo lãnh và tài sản đảm bảo.
- Yêu cầu doanh nghiệp có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
- Kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian còn hiệu lực của bảo lãnh.
- Quyền thu phí bảo lãnh và điều chỉnh mức phí, lãi suất.
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu như bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Được quyền xử lý tài sản đảm bảo của bên được bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
- Không đồng ý trong việc thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng trong trường hợp cam kết bảo lãnh đã hết. hạn hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đạt tiêu chuẩn trong cam kết bảo lãnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin Beat Đầu Tư tổng hợp về bảo lãnh đối ứng. Mong rằng các bạn đã hiểu rõ và hiểu sâu hơn bảo lãnh đối ứng là gì. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về những khái niệm liên quan tới bảo lãnh đối ứng thì hãy quay trở lại vào lần sau nhé.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!