Chắc hẳn các bạn đã từng bắt gặp những cụm từ viết tắt như COO, CEO, CFO,…Đây đều là những cụm từ viết tắt quen thuộc và thường xuyên xuất hiện tại các bảng tên. Vậy bạn có biết ý nghĩa của những cụm từ viết tắt đó là gì không? Nếu không thì hãy để chúng tôi giải thích toàn bộ cho các bạn ở bài viết dưới đây. Đặc biệt là về cụm từ COO là gì. Vì thế, mọi người hãy chú ý theo dõi để không bỏ lỡ điều gì thú vị nhé.
COO là gì? COO là chức danh gì?
Chắc hẳn đang có rất nhiều bạn thắc mắc COO là chức gì, COO là vị trí gì hay COO là viết tắt của từ gì phải không. COO là cụm từ viết tắt của Chief Operating Officer hay còn được biết đến là giám đốc điều hành. Nếu chỉ tìm hiểu đến đây thôi thì các bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn đấy nhé. Bởi trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay, chúng ta cũng có một thuật ngữ nữa cũng có nghĩa là giám đốc điều hành (CEO).
Thông thường, người ta sẽ biết đến thuật ngữ CEO nhiều hơn bởi thuật ngữ này được áp dụng thường xuyên và rộng rãi trong văn nói, văn viết hàng ngày. Chưa kể, trong những năm gần đây, trên các kênh sóng truyền hình của Việt Nam chiếu rất nhiều show có sự tham gia, góp mặt của các CEO thuộc tập đoàn, công ty lớn.
Đó là lý do tại sao người ta lại trở nên quen thuộc với thuật ngữ CEO mà không nhắc tới nhiều chức danh COO. Vậy làm thế nào để phân biệt được CEO và COO?
Phân biệt chức danh CEO và COO trong công ty
Như các bạn đã tìm hiểu COO là gì ở trên, đây là chức danh giám đốc điều hành trong công ty. Nhưng sự thật thú vị đó là COO và CEO đều là giám đốc điều hành. Vậy chức danh nào cao hơn? Làm thế nào để phân biệt CEO và COO? Bạn có thể tham khảo bảng so sánh chúng tôi đưa ra tại đây nhé:
CEO | COO |
|
|
Tổng quan về quyền và nhiệm vụ của COO
Chúng tôi đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về COO là gì hay COO là giám đốc gì. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp bạn hiểu rõ được sự khác nhau giữa hai chức danh CEO và COO để từ đó các bạn không bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về chức danh Chief Operating Officer, các bạn cần phải biết những quyền và nhiệm vụ của một COO là gì. Và mọi thông tin đó đã được chúng tôi tổng hợp ở đây:
Quyền của người nắm giữ chức danh COO
Trong công ty, doanh nghiệp thì Chief Operating Officer có quyền tự lên chiến lược kinh doanh, đưa ra ý kiến của mình và đặc biệt có quyền phản bác hoặc phủ quyết. Không chỉ vậy, COO cũng có quyền kiểm tra nhiệm vụ của cấp dưới và đưa ra những chỉ đạo với tư cách là tổng giám đốc.
Nhiệm vụ của COO là gì trong công ty?
Nếu bạn đang thắc mắc nhiệm vụ của COO là gì thì Chief Operating Officer có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh và lập ra các chiến lược với mục đích giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả.
Bên cạnh việc lên kế hoạch thì COO cũng phải có khả năng cung cấp các thông tin, số liệu, báo cáo nghiên cứu của mình cho chính sách hoạt động của công ty. COO cũng sẽ được sử dụng quyền hành của mình để đảm bảo nhân viên cấp dưới tiến hành thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty.
Vị trí giám đốc bao giờ cũng là một vị trí đòi hỏi sự chăm chỉ, nhiệt huyết và khả năng phân tích nhạy bén để thực hiện đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài những nhiệm vụ cơ bản trên, COO cần phải tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Để từ đó, có thể tạo ra một chiến lược kinh doanh phù hợp, làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Và cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng không kém của COO đó là phải thực hiện được mọi nhiệm vụ mà CEO giao phó.
Trách nhiệm của một Chief Operating Officer
Chức danh giám đốc điều hành (COO) không phải để trưng. Hầu hết các tập đoàn lớn đều có sự xuất hiện của COO nhằm san sẻ, gánh vác trách nhiệm và công việc cùng với tổng giám đốc điều hành.
Chính vì thế, COO cần phải có trách nhiệm đảm bảo công việc được tiến hành đúng theo kế hoạch và đặc biệt phải đảm bảo rằng hiệu quả của kế hoạch luôn ở mức tốt nhất. Không chỉ vậy, COO phải luôn ghi nhớ mình là một cánh tay đắc lực nên phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhất nhằm định hướng sự phát triển của công ty lâu dài.
Ngoài ra, với cương vị COO thì phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý ở lĩnh vực kinh tế và hành chính. Trong các trường hợp công ty bị điều tra và có những sai lệch trong sổ sách thì COO sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan tới tổn thất công ty gặp phải.
Một số khái niệm liên quan tới COO
Nếu bạn đã hiểu rõ COO là gì thì cũng nên tìm hiểu một số thông tin khác liên quan tới COO. Đặc biệt là các cụm từ viết tắt CFO, CCO hay CMO. Đây đều là những chức danh cao cấp và cũng là những chức danh làm việc cùng với COO.
CFO là gì?
CFO là cụm từ viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính của doanh nghiệp. Với chức danh này, CFO sẽ phải đảm nhận những công việc như: Nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch tài chính,…
CCO là gì?
Đến với khái niệm tiếp theo là CCO, đây là cụm từ viết tắt của Chief Customer Officer hay chính xác hơn là giám đốc kinh doanh. Đây là chức danh có vị trí quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau CEO.
Giám đốc kinh doanh là người quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ về các mảng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giúp cho nguồn lực của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
CMO là gì?
Cuối cùng đó là cụm từ CMO, đây là cụm từ viết tắt của Chief Marketing Officer và là chức vụ quản lý cao cấp nắm giữ mọi quyền, trách nhiệm về mảng Marketing của công ty.
Do chịu trách nhiệm hoàn toàn về mảng Marketing nên CMO có liên quan tới việc phát triển sản phẩm, tiếp thị truyền thông, nghiên cứu thị trường hay chăm sóc khách hàng,…Có thể nói rằng, CMO là một chức vụ khá khó nhằn, đòi hỏi người nắm giữ phải có năng lực toàn diện, không chỉ về chuyên môn mà còn về cả tâm lý nữa.
Những kỹ năng cần có để đảm nhiệm được chức danh COO
Quay trở lại với chức danh COO, đây là một vị trí khá quan trọng trong công ty. Vì thế, người đảm nhiệm chức danh COO cần phải có những kỹ năng cần thiết để công ty có thể phát triển và vươn xa trong tương lai. Và cụ thể đó là các kỹ năng như sau:
- Khả năng lãnh đạo: Bất kỳ ai khi nắm giữ vai trò giám đốc của công ty đều phải có khả năng lãnh đạo. Nếu không có khả năng lãnh đạo thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào dẫn dắt được cả một tổ chức và định hướng phát triển trong tương lai. Chính vì thế, tố chất lãnh đạo là điều vô cùng cần thiết ở vị trí COO
- Cái nhìn nhạy bén cùng với tư duy chiến lược đỉnh cao: Như các bạn đã tìm hiểu nhiệm vụ của COO là gì thì vị trí này đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khó khăn của công ty. Do đó, cần phải có cái nhìn nhạy bén cùng với tư duy chiến lược đỉnh cao thì mới có thể phát triển tối đa tiềm năng của công ty được
- Đưa ra quyết định một cách quyết đoán: Bạn buộc phải có khả năng đưa ra quyết định một cách quyết đoán, tuyệt đối không được chần chừ để rồi bỏ lỡ những cơ hội vàng. Đó là một tố chất quan trọng của một COO.
- Biết cách quản lý tài chính hiệu quả: Chức danh COO phải chịu trách nhiệm pháp lý về kinh tế và hành chính. Do đó, COO cần phải có kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả để không xảy ra bất cứ sai lầm nào gây tổn thất tới công ty. Nếu xảy ra sai lệch trong sổ sách, chắc chắn COO sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Trên đây là toàn bộ thông tin về COO mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ COO là gì và biết thêm được nhiều sự thật thú vị về chức danh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều điều hay ho về các cụm từ viết tắt trong lĩnh vực kinh doanh thì hãy quay trở lại vào các bài viết sau nhé.
Hiện tại Beat Đầu Tư đã có nhóm đầu tư siêu vip trên telegram hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Tham gia dưới đây nhé!